Thứ sáu, 19/04/2024 23:34 (GMT+7)

Hành vi xúc phạm, đánh mẹ đẻ thì bị xử lý như thế nào?

MTĐT -  Thứ ba, 15/01/2019 09:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cha mẹ là không chỉ có công ơn sinh thành mà còn là người nuôi ta khôn lớn, dành cho ta biết bao tình cảm mà không người nào có thế thay thế được.

Câu hỏi:

Anh T và chị Th là chị em ruột, khoảng 15h10 ngày 3/9 hai người có xảy ra mâu thuẫn, sau đó chị Th về nhà dẫn theo chồng và gần chục thanh niên xăm trổ đến nhà anh T, có những lời lẽ đe dọa chặt chân và giết anh T. Bà Nguyễn Thị H (66 tuổi, mẹ ruột anh T và chị Th) liền chạy ra can ngăn không cho các con đánh nhau, yêu cầu tất cả ra khỏi nhà.

Khi bị mẹ ruột đuổi, Th cùng chồng và một số đối tượng đã ra khỏi nhà nhưng nhóm người này vẫn không từ bỏ ý định hăm dọa em trai. Ra đến đầu ngõ, Th có lời lẽ xúc phạm mẹ ruột khiến bà H. rất tức giận và tiếp tục đuổi nhóm người đi. Lúc này, chồng Th lao vào bẻ tay bà H, còn Th thì dùng túi xách đập liên tiếp vào đầu mẹ ruột khiến bà bị choáng và phải nhập viện.

Theo Luật sư hành vi của chị Th sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư trả lời:

Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trog nguồn chảy ra.

Cha mẹ là không chỉ có công ơn sinh thành mà còn là người nuôi ta khôn lớn, dành cho ta biết bao tình cảm mà không người nào có thế thay thế được. Từ xưa tới nay hiếu thảo với cha mẹ không chỉ là truyền thống tốt đẹp mà còn là nghĩa vụ của những người con. Việc chị Th có hành vi xúc phạm và đánh chính mẹ ruột của mình vừa trái với đạo làm con vừa trái với các quy định của pháp luật. Cụ thể:

1, Phạt hành chính:

Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CPquy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

  1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  3. b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

2, Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Ngoài xử phạt hành chính, chị Th có thể bị truy cứu trách nhiêm hình sự theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng nếu hành vi của chị này có đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm sau:

1, Mặt khách quan:

Nếu hành vi nêu trên của chị Th đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì chỉ cần người có hành vi vi phạm đúng với hành vi mà trước đó họ đã vi phạm và bị xử phạt hành chính thì được xem là tội phạm hoàn thành.

2, Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

3, Về khách thể:

Tội phạm nêu trên xâm phạm đến quan hệ gia đình, xâm phạm thuần phong, mỹ tục trong quan hệ gia đình truyền thông ngoài ra còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của người bị hại.

4, Về chủ thể:

Chủ thể của tội phạm nói trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời phải là người có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) hoặc quan hệ gia đình (cha mẹ, con, cháu) hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với người bị hại.

5, Về hình phạt:

Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định  về hình phạt đối với người phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

  1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  3. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  5. a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  6. b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Trên đây là quan điểm của Luật sư Công ty Luật TGS về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Nếu còn có vấn đề chưa rõ hãy gọi ngay: 1900.8698 để được Luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài tư vấn miễn phí.

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Giám Đốc Công ty Luật TGS
Địa chỉ: Số 5 Ngách 24 - Ngõ 1 – Trần Quốc Hoàn, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số di động: 0918 368 772
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Hành vi xúc phạm, đánh mẹ đẻ thì bị xử lý như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...