Thứ sáu, 19/04/2024 16:22 (GMT+7)

Xã Hoàn Sơn (Bắc Ninh) để doanh nghiệp ngang nhiên “thách” luật?

Sơn Hồng - Tiêu Diệp -  Thứ năm, 01/11/2018 15:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Tôi lên Phó chủ tịch được vài năm nhưng giờ mới biết được CTy Thịnh Cường chiếm dụng đất dưới hành lang lưới điện. Tôi vẫn chưa rõ đất này là đất gì, hay đất của ai”, ông Khanh - Phó chủ tịch xã nói.

Xã Hoàn Sơn – "điểm nóng" môi trường

Nhiều năm nay, người dân xã Hoàn Sơn lên tiếng “tố” hàng loạt vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, xã tự ý cho thuê đất dự án kinh doanh hay việc “ngó lơ” sai phạm để doanh nghiệp ngang nhiên chiếm dụng hành lang lưới điện... Trước thực trạng trên lãnh đạo xã chỉ trả lời “quanh co” là mới nắm bắt được thông tin.

Cụ thể, bãi trung chuyển tập kết rác thải của 3 thôn Làng Đông, Núi Đông và Đông Lâu ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân. Thừa nhận điều này, ông Lê Văn Khanh – Phó chủ tịch UBND xã Hoàn Sơn cũng khẳng định những bức xúc của công ty và người dân xung quanh bãi rác này là đúng.

Thực tế, bãi rác trung chuyển nằm ở thôn Đông Lâu đã đầy ứ từ lâu, thời gian lưu trú của những chất thải lên đến vài ngày hoặc vài tuần mới được thu gom và xử lý. Khiến cho tình trạng sốt xuất huyết, chân tay miệng, các bệnh liên quan đến đường hô hấp diễn ra phổ biến.

Người dân sống xung quanh khu vực này thường mắc các bệnh kiên quan đến đường hô hấp.

Theo quan sát của phóng viên, rác thải tràn ra tứ phía phả lên mùi xú uế nồng nặc. Điều đáng nói là rác thải sinh hoạt trộn lẫn với rác thải công nghiệp được đốt tại chỗ.

Đặc biệt, theo nhiều người dân cho biết Công ty TNHH Vina Yong Seong là một trong nhiều đơn vị thuê xe cải tiến mỗi ngày chở hàng chục thùng đựng thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt "tuồn" thẳng ra bãi trung chuyển tập kết rác thải. Khiến cho tình trạng rác tồn ứ và ô nhiễm ở mức báo động.

Chiếu theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, Quy định xử phạt hành chính về ATTP, Điều 15 nêu rõ về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống nêu rõ: “Cơ sở phải có trách nhiệm thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật”.

Do không được kiểm soát được tình trạng đổ trộm rác thải sinh hoạt được trộn lẫn chất thải rắn và rác thải công nghiệp đổ tràn ra bãi trung chuyển.

Áp dụng đối với bếp ăn công nghiệp của Công ty TNHH Vina Yong Seong có sức chứa hàng nghìn công nhân, thì việc mang chất thải, rác thải theo hình thức thuê người đổ  không xin phép cơ quan chức năng, không có đơn vị vận chuyển xử lý chất thải có vi phạm luật?

Mặc dù cụm dân cư sống quanh điểm trung chuyển nhiều lần kiến nghị, yêu cầu xã xử lý rác, chấm dứt tình trạng đổ trộm phế thải. Thế nhưng “bất lực” trước đề nghị của nhân dân, xã Hoàn Sơn chẳng những không xây dựng được kế hoạch quản lý, xử lý rác thải trong ngày ngược lại để tình trạng diễn ra phức tạp hơn.

Ngay bản thân ông Phó chủ tịch cũng thừa nhận: Thời điểm nàyvấn đềô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ở xã Hoàn Sơn đang đứng ở top đầu đáng báo động. Về vấn đề xử lý rác thải chúng tôi cũngđang lúng túng".

Mập mờ quản lý “phát lộ” năng lực yếu kém

Theo người dân, thực trạng Công ty Cổ phần bê tông Thịnh Cường, kho đá Granite Marble Huệ Khang, lấn chiếm vi phạm hành lang lưới điện, thực hiện kinh doanh, sản xuất và để vật liệu xây dựng tràn lan diễn ra từ lâu dưới ngã ba chân cầu Đồng Xép.

Không hiểu dựa vào lý do gì để Công ty Cổ phần Bê tông Thịnh Cường hay Kho đá Huệ Khang ngang nhiên căng biển, dựng rào B40, quây tôn trái phép bất chấp pháp luật.

Công ty Cổ phần Bê tông Thịnh Cường, Kho đá Huệ Khang ngang nhiên căng biển, dựng rào B40, quây tôn như chốn không người.

Trả lời báo chí, ông Khanh cho biết: “Điện lực miền Bắc vừa mới làmbiên bảnbuộc công ty khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Chúng tôicũng nhiều lần nhắc nhởnhưng không giữ biên bản nào, xãchỉ xác nhận chữ ký thôi”.

Mặc dù thuộc địa giới hành chính nằm trong phạm vi quản lý của xã Hoàn Sơn, thế nhưng trước sai phạm “rõ như ban ngày” của Thịnh Cường, Kho đá Huệ Khang lãnh đạo xã Hoàn Sơn chỉ "ậm ừ" và tiến hành nhắc nhở qua loa.

Thậm chí, trước cơ quan ngôn luận lãnh đạo xã Hoàn Sơn cố tình tìm cách chống chế, đổ toàn bộ trách nhiệm do Công ty lưới điện Miền Bắc tự ý xử lý và chịu trách nhiệm. Tại sao lãnh đạo xã Hoàn Sơn vẫn ung dung cho doanh nghiệp “lộng hành” chiếm đất công khai trong khi đủ thẩm quyền xử lý?

Cùng với đó, phóng viên tiếp tục “phanh phui” việc cho thuê trái phép, biến đất dự án trở thành bãi tập kết, buôn bán, vận chuyển vật liệu xây dựng tại thôn Đông, đối diện cửa hàng xăng dầu Đại Đồng - Hoàn Sơn.

Ông Lê Văn Khanh - Phó chủ tịch UBND xã Hoàn Sơn thừa nhận lấy đất dự án cho thuê.

Sau một hồi “quanh co” cuối cùng ông Lê Văn Khanh – Phó Chủ tịch xã Hoàn Sơn cũng gật đầu thừa nhận: Bãiđất này được phê duyệt để xây dựngtrường mầm non thế nhưng trước mắtchúng tôicho công ty này ở tạm để trông nom”.

Đưa ra lý do "ở tạm để trong nom" khiến dư luận vô cùng bức xúc, vì theo nguồn tin riêng phóng viên có được, gia đình nhà ông Hưng (chủ bãi tập kết vật liệu xây dựng) muốn thuê được miếng đất có vị trí "đắc địa", gần đường giao thông để tiện mua bán, vận chuyển vật liệu phải bỏ ra số tiền khá lớn mới được UBND xã "ưng thuận".

Khi phóng viên đề nghị cung cấp hồ sơ liên quan đến việc xã lập biên bản phát hiện và báo cáo, hay hợp đồng, giấy phép cho thuê mượn đất ông Khanh tiếp tục đưa ra nhiều lý do để cung cấp sau. Trong đó, lý do khiến phóng viên bất ngờ nhất là ông Lê Văn Khanh mới lên làm Phó chủ tịch được 3 năm, chưa rõ về giấy tờ nên không nắm rõ thông tin.

Không tiến hành lập biên bản phát hiện hay báo cáo trình lên cấp huyện, không lưu giữ hồ sơ hay biên bản xử lý, không xin ý kiến cấp trên tự ý “vượt quyền” cho thuê đất… Phải chăng chính những kẽ hở từ sự quản lý lỏng lẻo, tắc trách của lãnh đạo xã Hoàn Sơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chính danh “lách luật”?

Bãi đất trống với diện tích lớn đối diện cây xăng Đại Đồng - Hoàn Sơn cũng bị đem ra "xẻ thịt".

Số tiền cho thuê đất này có thực sự minh bạch, nó được sử dụng vào mục đích gì? Có hay không sự “lợi ích nhóm” để chia chác ăn phần trong câu chuyện này? Ngoài ra, chính thái độ và cách làm việc chống đối của ông Khanh - Phó chủ tịch xã cũng là câu trả lời cho dấu hỏi về năng lực của lãnh đạo UBND xã Hoàn Sơn.

Sự việc cho thuê đất trái phép đã rõ, tại sao UBND huyện Tiên Du vẫn “làm ngơ” cho sai phạm? Phải chăng chỉ đến khi báo chí vào cuộc UBND huyện Tiên Du mới loay hoay tìm hướng xử lý hay vẫn để doanh nghiệp ngang nhiên “thách” luật công khai?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Xã Hoàn Sơn (Bắc Ninh) để doanh nghiệp ngang nhiên “thách” luật?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước