Thứ sáu, 26/04/2024 05:48 (GMT+7)

Sơn La: Cần 'minh bạch' nguồn vốn đối với dự án kè Nặm La

Tây Bắc -  Thứ hai, 03/12/2018 08:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là một dự án quan trọng của tỉnh, thế nhưng Dự án kè Nặm La (Sơn La) dù “dư vốn” nhưng vẫn chậm tiến độ?

Tiến độ “rùa bò”?

Dự án kè suối Nặm La được triển khai có ý nghĩa quan trọng cải tạo dòng chảy, tạo diện mạo mới cho thành phố Sơn La. Bên cạnh việc tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, tạo điểm nhấn đô thị cho thành phố, công trình còn có vai trò quan trọng đảm bảo thoát lũ, tránh những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Dự án kè Nặm La đang chậm tiến độ

Trao đổi với PV ông Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Ban quản lý Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, chủ đầu tư thực hiện dự án cho biết: Dự án Kè suối Nặm La được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thực hiện tại Công văn số 575 ngày 5/4/2016, với tổng vốn đầu tư 1.475 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. 

Trong giai đoạn I, sẽ triển khai thực hiện với mức vốn 950 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2017, kinh phí sử dụng từ nguồn vốn dư sau quyết toán Dự án di dân tái định thủy điện Sơn La. Giai đoạn II của dự án sẽ được thực hiện trong năm 2018 với mức vốn khoảng 525 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công trình vẫn  còn đang chậm tiến độ.

Trao đổi với Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Tiến cho biết: Dự án chậm chủ yếu vướng mắc ở công tác đền bù giải phóng mặt bằng (khu vực gần bản Cọ, Tp Sơn La). Đoạn thi công chậm, dự kiến sẽ hoàn thành trước tết Nguyên đán.

Hiện tại, tiến độ thi công công trình đạt hơn 80%, còn thiếu một ít vốn. Tổng công trình toàn tuyến dài 18km.

Trả lời câu hỏi tại sao có thông tin phản ánh cho rằng đây là nguồn vốn dùng cho an sinh xã hội (di dân tái định cư thủy điện Sơn La-PV) lại chuyển sang làm công tác chỉnh trang đô thị. Ông Nguyễn Minh Tiến cho biết, câu hỏi này cũng được đưa ra chất vấn trong mấy kỳ họp của tỉnh, thực sự, đây cũng là một công trình an sinh xã hội, chống lũ lụt cho 8 điểm tái định cư di dân trên tp Sơn La.

Được biết, suối Nặm La là dòng suối lớn chảy qua trung tâm thành phố (qua địa bàn 4 phường, 8 điểm tái định cư Thủy điện Sơn La), trong những năm gần đây tần suất lũ lớn xảy ra nhiều hơn với lưu lượng dòng chảy lớn hơn, khả năng thoát lũ của phía hạ lưu đang bị hạn chế dần do bồi đắp dòng chảy ngày càng lớn.

Mập mờ nguồn vốn?

Theo Quyết định số 2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, tổng số nguồn vốn được cấp cho tỉnh Sơn La là hơn 16 nghìn ba trăm tỷ đồng.

Mục tiêu: Di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trụ sở Ban Quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La

Tổng số tiền cho dự án được chia thành nhiều hạng mục, bao gồm bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ dân bị thu hồi đất, hỗ trợ 1 năm gạo, bù chênh lệch giá trị đất nơi đi,nơi đến…Theo Quyết định số 875/QĐ-TTg ngày 06/06/2014 của Thủ tướng Chính Phủ.

Chúng tôi đặt câu hỏi cơ quan nào đã đồng ý cho phép sử dụng nguồn vốn dư của Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La vào công trình kè Nặm La, và đồng ý với con số thực tế là bao nhiêu?.

Ông Nguyễn Minh Tiến trả lời, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thực hiện tại Công văn số 575 ngày 5/4/2016.

Tuy nhiên, Công văn 575 chỉ nêu mấy vấn đề chính, trong đó Chính phủ đồng ý chủ trương với đề nghị của UBND tỉnh Sơn La và ý kiến các Bộ về việc đầu tư một số hạng mục, dự án thành phần vùng tái định cư thủy điện Sơn La (gồm 35 dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hoàn thiện Dự án kè suối Nặm La) từ số vốn tiết kiệm, còn dư sau quyết toán hoàn thành Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.

Giao cho UBND tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin về số liệu báo cáo; quản lý, sử dụng bốn đúng mục đích, có hiệu quả theo đúng quy định hiện hành;  đảm bảo không vượt số vốn đã giao cho tỉnh Sơn La quản lý theo quyết định số 2009/QĐ-TTg ngày 04//11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ.

Công văn 575 không nêu cụ thể số tiền dư chuyển sang đầu tư cho dự án kè Nậm La, giao cho UBND tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin về số liệu báo cáo.

Nhiều thông tin phản ánh từ dư luận, trong gói thầu kè Nặm La còn có nhiều điểm khuất tất trong khâu chọn nhà thầu?.

Môi trường và Đô thị Việt nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin trong những bài viết tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết Sơn La: Cần 'minh bạch' nguồn vốn đối với dự án kè Nặm La. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.