Thứ bảy, 20/04/2024 01:45 (GMT+7)

Biệt thự trên đất rừng ở Sóc Sơn: Bản đồ quy hoạch vô giá trị?

Sơn Hồng - Tiêu Diệp -  Thứ tư, 03/10/2018 13:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Người dân xây dựng trên đất hiện giờ là đúng, tuy rằng chúng tôi vẫn chưa xác định được nguồn gốc cụ thể, nếu sai phạm tôi sẽ chịu trách nhiệm”, ông Nhuận – Chủ tịch xã Minh Trí khẳng định với PV.

Sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử vào cuộc điều tra về hàng loạt công trình biệt thự, lâu đài, nhà kiên cố xây dựng tràn lan trên đất lâm nghiệp và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, phóng viên đã có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn để làm rõ sự việc trên.

Theo tìm hiểu, trong 8 thôn thuộc xã Minh Trí chỉ có duy nhất thôn Minh Tân năm 1993 chưa được kẻ vẽ đo đạc vào bản đồ địa chính. Năm 2006 xã kiến nghị tách khu dân cư của thôn Minh Tân ra khỏi rừng, do không đồng thuận với chủ trương chia đất ở nên bà con nhân dân tại đây gây cản trở khiến quá trình đo đạc bản đồ không thể thực hiện được.

“Người dân xây dựng trên đất hiện giờ là đúng, tuy rằng chúng tôi vẫn chưa xác định được nguồn gốc cụ thể, nếu sai phạm tôi sẽ chịu trách nhiệm", ông Dương Văn Nhuận - Chủ tịch xã Minh Trí khẳng định.

Vì không đo được bản đồ, nên năm 2008 khi thực hiện bản đồ quy hoạch rừng, đất lâm nghiệp không có cơ sở để tách khu dân cư ra khỏi rừng phòng hộ. Một lần nữa, diện tích của thôn Minh Tân cùng các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm xá... cũng thuộc diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Là người đứng đầu địa phương, ông Dương Văn Nhuận - Chủ tịch UBND xã Minh Trí (Sóc Sơn) lại lập luận đối nghịch rằng: “Xãđược nhà nước giao cho 688 ha rừng phòng hộ,toàn bộ các công trình xây dựng nhà ở đều không thuộc diện rừng phòng hộ được khoán bảo vệ hàng năm.

Đến thời điểm này, các công trình đều xây dựng trên phần đất mà dân đi khai hoang có nhà ở từ năm 1985- 1988. Tôi khẳng định toàn bộ các công trình xây dựng này đều không thuộc diện tích rừng phòng hộ.

Hoàng Lê Gia Garden "thâu tóm" toàn bộ diện tích đất của 11 hộ dân và được xã chứng thực cho việc chuyển nhượng.

Giải thích về nhiều công trình được xây dựng kiên cố dưới lòng hồ, ông Chủ tịch xã nói: “Toàn bộ công trình được xây dựng trên nền đất cũ, toàn bộ diện tích dưới lòng hồ là một vùng khu dân cư trước đó sinh sống”.

Sự việc xây dựng tràn lan, vô tổ chức, thậm chí có hành vi xâm lấn đất rừng rõ ràng trái với bản đồ quy hoạch đất rừng năm 2008. Tuy nhiên, bác bỏ quy hoạch đất rừng, vị lãnh đạo xã Minh Trí nhất quyết khẳng định quy hoạch năm 2008 là sai mặc dù hiện tại quy hoạch này vẫn còn giá trị pháp lý, chưa thay đổi hoặc bổ sung.

Nhức nhối nằm ở chỗ, hành vi trao đổi, mua bán, chuyển nhượng đất thuộc quy hoạch rừng, đất lâm nghiệp được xã chứng thực công khai từ những năm 2000.

Dư luận một lần nữa lại đặt nghi vấn về hàng loạt phương thức trao tay đất rừng không kiểm soát tại xã Minh Trí. Có hay không những khuất tất trong câu chuyện đổi chác này?

Nhiều biệt thự được khách Tây thường xuyên sử dụng.

Đây cũng là việc tạo điều kiện cho bà con nhân dân phát triển kinh tế. Sau khi tiếp cận, chúng tôi biết được những việc đó không đúng theo quy định, huyện đang lập đoàn kiểm tra làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan”, ông Dương Văn Nhuận - Chủ tịch UBND xã Minh Trí (Sóc Sơn) nói thêm.

Đặc biệt, chính bản thân ông Chủ tịch xã và chính quyền địa phương cũng đang lúng túng trong câu chuyện xác minh nguồn gốc đất, xác định loại đất và hạn mức đất người dân được hưởng là bao nhiêu, diện tích được xây nhà như thế nào, hay đất trồng trọt ra sao… Thế nhưng, hàng chục công trình biệt thự, lâu đài, nhà kiên cố vẫn ùn ùn mọc lên như nấm sau mưa.

Cũng theo ông Nhuận, toàn bộ công trình xây dựng hiện nay không thuộc rừng phòng hộ vì thế chưa có cơ sở và điều kiện để xử lý hay dỡ bỏ.

Khi hỏi về biện pháp xử lý đối với những trường hợp xây dựng kiên cố xã bày tỏ quan điểm ngăn chặn tạm thời, không cho xây dựng. Đợi đến khi đủ điều kiện sẽ tiếp tục cho xây, còn nếu không đủ điều kiện sẽ xử lý theo quy định.

Thực tế ghi nhận trong quá trình điều tra phóng viên phát giác hàng loạt hoạt động xây dựng, san lấp, đào móng vẫn ngang nhiên diễn ra như chưa hề có sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Mặc dù thực tế theo quy hoạch năm 2008 toàn bộ diện tích đang được xây dựng tại thôn Minh Tân đều sai phép, hành vi xâm lấn đất rừng đã rõ, nhưng “gạt phăng” luật pháp hiện hành, lãnh đạo xã Minh Trí vẫn không ngừng bao biện cho hành vi buôn bán, xây dựng trên đất rừng phòng hộ.

“Chúng tôi đã thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.Người dân xây dựng trên đất hiện giờ là đúng, tuy rằng chúng tôi vẫn chưa xác định được nguồn gốc cụ thể, nếu sai phạm tôi sẽ chịu trách nhiệm”, ông Nhuận – Chủ tịch xã Minh Trí khẳng định với phóng viên.

Việc lãnh đạo xã Minh Trí tự ý chứng thực cho việc mua bán đất rừng sẽ bị tiến hành xử lý hình sự.

Thực hiện theo quy trình “đã lỡ rồi”, chính quyền xã Minh Trí có đang để mặc cho các công trình xây dựng xâm lấn đất rừng?

Với quy trình xin – cho nhằm “tạo điều kiện” cho các hộ dân mua bán, chuyển nhượng, sự việc này có đồng nghĩa với hành vi tiếp tay bán đất rừng không?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Biệt thự trên đất rừng ở Sóc Sơn: Bản đồ quy hoạch vô giá trị?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...