Thứ sáu, 29/03/2024 16:40 (GMT+7)

Tình nguyện thu gom rác điện tử: Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng!

Khánh An -  Thứ tư, 17/10/2018 18:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

'Việt Nam Tái Chế' là tổ chức thực hiện việc thu hồi và xử lý miễn phí rác thải điện tử, hỗ trợ xử lý pin đã qua sử dụng. Chương trình này được cung cấp và tài trợ bởi các nhà sản xuất điện tử.

Với sự phát triển công nghệ, lượng rác thải điện tử đang có xu hướng gia tăng theo từng năm, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu các chất độc này đi vào cơ thể, sẽ gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa bình thường, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh.

Các chất thải như chì, thủy ngân, đồng, niken, bari hay arsen có rất nhiều trong các thiết bị điện tử không được phân hủy sẽ rò rỉ ra môi trường, rất nguy hiểm.

Hiện nay ở nước ta các thiết bị điện tử không còn giá trị sử dụng đều bị bỏ chung với rác thải sinh hoạt để xử lý chôn lấp hoặc đốt. Cả 2 phương pháp này đều sai. Các chất thải như chì, thủy ngân, đồng, niken, bari hay arsen có rất nhiều trong các thiết bị điện tử không được phân hủy sẽ rò rỉ ra môi trường, rất nguy hiểm.

Đặc biệt pin là loại rác thải độc hại nhất, trong pin có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium… cực độc nếu đi vào cơ thể con người dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác, pin sẽ bị đốt hoặc chôn với rác thải thông thường, cách nào cũng gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước; 1 viên pin dùng hết khi vứt đi có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm.

Chính vì những tác hại của rác thải điện tử mà chương trình Việt Nam Tái Chế (Vietnam Recycles - VNTC) được thành lập. Đây là tổ chức thực hiện việc thu hồi và xử lý miễn phí rác thải điện tử, trong đó có hỗ trợ xử lý pin đã qua sử dụng. Chương trình này được cung cấp và tài trợ bởi các nhà sản xuất điện tử.

Việt Nam Tái Chế là tổ chức thực hiện việc thu hồi và xử lý miễn phí rác thải điện tử, trong đó có hỗ trợ xử lý pin đã qua sử dụng.

Trong những năm gần đây, VNTC đã phát động nhiều chương trình thu gom rác thải điện tử, hướng dẫn cách sử dụng, loại bỏ các thiết bị điện tử đã qua sử dụng một cách thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tổng khối lượng thiết bị điện tử đã được thu gom vẫn chỉ là con số quá nhỏ so với hơn 90.000 tấn rác thải điện tử mà người Việt Nam thải ra mỗi năm.

Nhận thấy mối nguy hại của rác thải điện tử, một nhóm bạn trẻ tại Hà Nội đã tình nguyện tới từng gia đình để thu gom miễn phí rác điện tử và đưa về điểm xử lý của TP Hà Nội theo đúng quy trình.

Chị Phương cùng nhóm tình nguyện thu gom rác thải điện tử miễn phí từ nhà bỏ vào thùng thu gom.

Chị Lê Hoàng Phương hiện đang công tác tại Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) - Trưởng nhóm tình nguyện này cho biết: “Mục đích ban đầu của nhóm là cùng đi nhặt rác, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình nhặt rác, nhóm phát hiện pin cũ, các phế phẩm điện tử khác luôn bị vứt bừa bãi hoặc để chung vào thùng rác gia đình".

Nhận biết được tác hại của việc này, và biết đến chương trình thu gom rác điện tử của Việt Nam tái chế, nhóm đã kêu gọi người dân tham gia bỏ pin cũ, rác điện tử vào một trong 5 thùng thu gom tại các địa điểm: Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (đối diện số 45 Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy); Nhà văn hóa UBND phường Quán Thánh (số 12 đường Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, Ba Đình); UBND phường Thành Công (số 9 đường Thành Công, quận Ba Đình); Ban quản lý công trình công ích Hoàn Kiếm (số 1 Trần Quang Khải); Chi cục Bảo vệ môi trường (số 17 Trung Yên III, Cầu Giấy). Song song với đó, nhóm quyết định đến trực tiếp nhà dân để thu gom rác điện tử. Tuy nhiên các thành viên trong nhóm đều bận đi làm và có công việc riêng. Vì thế, nhóm thường thu gom rác từ 6 giờ 30 - 8 giờ (trước khi đến cơ quan) và tranh thủ buổi chiều từ 16 - 18 giờ. Đặc biệt, 2 ngày cuối tuần được nhóm tận dụng thời gian tối đa”.

Nhóm đã kêu gọi người dân tham gia bỏ pin cũ, rác điện tử vào một trong 5 thùng thu gom tại các địa điểm trên địa bàn TP Hà Nội.

Được thành lập từ tháng 3/2018, nhóm tình nguyện thu gom rác thải điện tử  miễn phí tại nhà đã gom được rất nhiều pin, đồ điện tử trên địa bàn Hà Nội. “Các thành viên trong nhóm cảm thấy rất vui vì từ lúc thành lập để giúp đỡ mọi người, đăng những thông tin về rác thải điện tử, nói về hoạt động thu gom, nhóm nhận được khá nhiều cuộc gọi đến từ những nơi thu gom, được mọi người hưởng ứng nhiệt tình, chia sẻ, dần lan tỏa tới cộng đồng nhiều hơn”, chị Phương vui vẻ nói.

Rác thải điện tử rất độc hại nhưng cũng rất có giá trị khi có cách tái chế phù hợp. Nếu mỗi gia đình đều nhận thức được việc nên phân loại rác thải điện tử hàng ngày sẽ tạo nên một cộng đồng xanh, sạch, đẹp. Và việc phân loại, tái chế rác thải điện tử là một việc làm rất cần thiết, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Tình nguyện thu gom rác điện tử: Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.