Thứ sáu, 29/03/2024 02:25 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/1/2019

MTĐT -  Thứ hai, 21/01/2019 11:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/1/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/1/2019.

Phú Yên: Nông dân thiệt hại vì cây sắn thối củ

Tình trạng mưa lớn kéo dài trong thời gian qua đã khiến nhiều vùng trồng sắn tại tỉnh Phú Yên bị ngập lâu, khiến cây sắn thối củ, gây ảnh hưởng nặng nề cho người dân nơi đây.

Tại tỉnh Phú Yên, sắn tươi đang được các nhà máy chế biến tinh bột đang thu mua với giá 2.400 đồng/kg. Đây là mức giá khá cao giúp người trồng sắn có lãi. Tuy nhiên, mưa lớn kéo dài vừa qua khiến nhiều vùng trồng sắn bị ngập lâu, nên cây sắn bị thối củ.

Cụ thể, tại huyện Sông Hinh, gần 7.000 ha sắn đang trong giai đoạn nuôi củ hoặc chuẩn bị thu hoạch thì gặp mưa lũ. Hầu hết diện tích sắn này bị thối củ.

Để giúp nông dân trồng sắn giảm thiểu thiệt hại, UBND Sông Hinh đã có văn bản đề nghị Nhà máy tinh bột sắn Sông Hinh tăng cường thu mua cho nông dân. Sắn bị thối củ không những làm mất sản lượng mà còn khiến lượng bột trong sắn giảm mạnh, khiến giá thu mua giảm theo.

Đối với những diện tích bị thối củ ít, UBND huyện Sông Hinh sẽ xử lý bao vây tức, khuyến cáo nông dân tạo các mương, rãnh thoát nước để giảm thiểu thiệt hại. Với những diện tích có biểu hiện thối củ, chính quyền địa phương đã yêu cầu bà con nông dân khẩn trương nhổ bán sắn nhằm giảm bớt thiệt hại.

Số ngày có chất lượng không khí “tốt” và “kém” đều tăng do thời tiết diễn biến bất thường

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 13 đến 19/1), chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục có sự chênh lệch rõ rệt giữa các ngày trong tuần. Số trạm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt mức “tốt” và chạm ngưỡng “kém” đều tăng. AQI dao động trong khoảng 42-182, trong đó, các trạm quan trắc nền đô thị dao động trong khoảng 42-161, các trạm quan trắc giao thông dao động trong khoảng 43-182.

Tại các điểm quan trắc nền đô thị, AQI chủ yếu duy trì ở mức “trung bình”, số ngày AQI ở mức “tốt” tăng nhẹ so với tuần trước đó, tuy vậy, tại tất cả các trạm này đều xuất hiện ngày có AQI “kém”. Cụ thể, số ngày AQI chạm ngưỡng “kém” tại các trạm: Kim Liên, Mỹ Đình, Tân Mai, Tây Mỗ chiếm 14,3%, riêng trạm Trung Yên 3 chiếm 42,9%; còn lại ở mức “trung bình”.

Tại 2 điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông tại UBND phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) và đường Phạm Văn Đồng, chất lượng không khí duy trì chủ yếu ở mức “kém”, số ngày AQI “kém” tăng hơn so với tuần trước đó chiếm 71,4%. Tuy nhiên, ngày 17/1, tại trạm Minh Khai đã có 1 ngày AQI đạt mức “tốt”, chiếm 14,3%; trạm Phạm Văn Đồng không có ngày nào AQI ở mức “tốt”.

Tại các điểm quan trắc giao thông nội đô, chất lượng không khí có sự thay đổi. Cụ thể, tại trạm Hàng Đậu chất lượng không khí chủ yếu ở mức “kém”, số ngày AQI ở mức “kém” tăng, chiếm 71,4%, còn lại ở mức “trung bình”; tại trạm Thành Công, số ngày AQI ở mức “kém” cũng tăng, chiếm 42,9%, mức “tốt” chiếm 14,3%, còn lại ở mức “trung bình”; tại trạm Hoàn Kiếm, có 1 ngày AQI ở mức “kém”, chiếm 14,3%; mức “tốt” tăng, chiếm 28,6%; còn lại ở mức “trung bình”.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, từ ngày 13 đến 15/1, trời không nắng, sáng sớm có sương mù, độ ẩm cao, không có gió đã hạn chế việc khuếch tán các chất thải, khói bụi lên các tầng khí quyển cao, vì thế nồng độ các chất có trong không khí tăng.

Sơn La: Lắp đặt hơn 1.300 hệ thống cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

UBND tỉnh Sơn La vừa công bố Dự án Rà soát, bổ sung Quy hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng 2030. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư cho các nội dung quy hoạch là 4.663,7 tỷ đồng.

Theo đó, với các loại hình thiên tai chính như lũ, lũ quét và sạt lở đất, tỉnh Sơn La sẽ triển khai lắp đặt thêm 1.032 biển cảnh báo, 133 trạm đo mưa tự động, 152 trạm cảnh báo trên địa bàn 12 huyện, thành phố nhằm cảnh báo lũ quét và sạt lở đất.

Tiến hành nạo vét, gia cố hang thoát lũ suối Nậm La, đào hầm thoát lũ đèo Cao Pha, suối Muội; một số công trình thoát lũ tại huyện Mai Sơn, Yên Châu… Xây dựng kè phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất bờ sông, suối, gồm: Kè tuyến mương thoát lũ Chiềng Sinh – Quyết Thắng, thành phố Sơn La; kè suối Nậm Pàn đoạn qua thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn; kè suối Nậm Công, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp; đoạn kè bản Lướt xã Ngọc Chiến, các tuyến kè bản Ta Mo và tiểu khu 3 xã Mường Bú, đoạn kè bản Mòn, xã Tạ Bú, đoạn kè suối Nậm Păm, địa phận xã Nậm Păm và thị trấn Ít Ong huyện Mường La…

Tiếp tục trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo lưu vực có độ che phủ 54% vào năm 2025 và 56% năm 2030. Bảo vệ khu dân cư và ruộng lúa bằng kè sinh học với diện tích kè gần 51.000m, trên địa bàn 7 huyện. Phân cấp lại cấp báo động trên sông Mã, suối Nậm La, suối Tấc, Nậm Pàn. Điều tra, đánh giá các khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng.

Đặc biệt, tiến hành rà soát, bố trí, sắp xếp dân cư di dời khỏi vùng thiên tai. Trong đó, tổng số hộ cần di chuyển khoảng 7.348 hộ. Kinh phí di dời người dân khỏi vùng thiên tai khoảng hơn 1.600 tỷ đồng, gồm hỗ trợ di dân và xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm.

Bên cạnh đó, sẽ ưu tiên đầu tư 12 dự án, gồm: Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức người dân trong phòng tránh thiên tai và nâng cao năng lực văn phòng thường trực phòng tránh thiên taicacs cấp; Lắp đặt các biển cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các trạm đo mưa, đo thủy văn; Nạo vét và gia cố hang thoát lũ suối Nậm La; Nâng cấp cải tạo hồ chứa nước, điều tiết lũ hạn chế tác hại của lũ quét; Xử lý khẩn cấp ngập úng khu vực xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ; Điều tra, đánh giá tình hình ngập úng toàn tỉnh…

Cá chết xung quanh khu vực nhà máy xử lý rác thải

Ngày 20/1, ông Nguyễn Minh Diễn, Trưởng phòng TN-MT H.Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết đơn vị này đang phối hợp với UBND xã Kỳ Tân (H.Kỳ Anh) tiến hành làm rõ nguyên nhân cá chết rải rác bất thường trên khe Lá Mớc, đoạn chảy qua khu vực nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn.

Theo phản ánh của người dân sống cạnh nhà máy trên, từ ngày 18 – 19/1, cá tự nhiên, chủ yếu là cá mè và cá trắm, chết rải rác trên khe Lá Mớc, kéo dài khoảng 5 km.

Nghi ngờ nhà máy trên xả trộm chất thải ra môi trường khiến cá chết nên người dân đã đề nghị cơ quan chức năng về lấy mẫu kiểm tra.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 21/1/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.