Thứ sáu, 19/04/2024 13:48 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/12/2018

MTĐT -  Thứ năm, 06/12/2018 11:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/12/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/12/2018.

Bình Thuận: Xuất hiện nhiều điểm sạt lở bờ biển mới sau bão số 9

Trong văn bản gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & PTNT) mới đây về rà soát đề xuất các danh mục hỗ trợ khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ biển nguy hiểm và bồi lấp cửa sông nghiêm trọng, tỉnh Bình Thuận đã đề xuất 04 dự án, tổng mức đầu tư 780 tỷ đồng.

Các dự án bao gồm: Kè bảo vệ dân cư phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng; Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 12, 13, 14 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong kết hợp nạo vét cửa Liên Hương, tổng mức đầu tư là 126 tỷ đồng; Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 5, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, tổng mức đầu tư là 84 tỷ đồng.

Riêng dự án Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 2 và 3 phường Hàm Tiến, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 116 tỷ đồng lên 372, do vị trí sạt lở bị mở rộng từ 1.300 m lên 4.500 m trong cơn bão số 9, tháng 11/2018.

Cũng trong văn bản gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai, tỉnh Bình Thuận cho biết, từ ngày 23 - 26/11/2018, ảnh hưởng của cơn bão số 9, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xuất hiện thêm nhiều khu vực bị sạt lở bờ biển rất nghiêm trọng.

Trong đó, tại bờ biển khu phố 1 phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết bị sạt lở với chiều dài 3.200 m, cuốn trôi nhiều phương tiện đánh bắt của ngư dân, biển ăn sâu vào đất liền 25 – 30 m, hàng loạt cơ sở du lịch dịch vụ từ khách sạn Kim Ngân đến resort Làng Tre bị ảnh hưởng, sập cục bộ.

Chủ động ứng phó đỉnh triều cường trên sông Sài Gòn

Tối 5/12, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) có thông tin gửi báo giới cho biết, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công văn gửi Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TPHCM đề nghị triển khai ứng phó với tình hình triều cường trên sông Sài Gòn.

Dẫn báo cáo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Quốc gia về một đợt triều cường sẽ xuất hiện trở lại trên sông Sài Gòn, đỉnh triều sẽ vượt báo động 3 từ 0.1-0.15m, nguy cơ gây ngập úng tại các khu vực trũng thấp ở TPHCM, Ban chỉ đạo Trung ương đề nghị TPHCM theo dõi chặt chẽ diễn biến của triều cường, chủ động các giải pháp để ứng phó.

Kịp thời thông tin đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là ở vùng trũng thấp ven sông, kênh rạch để chủ động ứng phó. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, phòng chống điện giật, đuối nước; tránh tình trạng chủ quan, nhất là ở khu vực có đông dân cư.

Chủ động gia cố các khu vực đê bao, bờ bao thấp, không đảm bảo an toàn. Triển khai phương án phòng chống ngập úng, vận hành các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị.

Cơ quan giám sát môi trường Ấn Độ phạt chính quyền thủ đô vì sương mù

Cơ quan giám sát môi trường của Ấn Độ đã ra mức phạt 3,5 triệu USD đối với chính quyền New Delhi vì đã không thực thi các quy định nhằm giảm tình trạng sương mù ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Theo AFP, Tòa án xanh quốc gia của Ấn Độ - cơ quan quốc gia có thẩm quyền ra các phán quyết về các vấn đề môi trường - đã phạt chính quyền thủ đô vì thiếu giám sát, để một số cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm vẫn công khai đốt các chất thải độc hại. Phán quyết được đưa ra sau khi những người dân ở New Delhi đệ đơn khiếu nại.

Vào mùa đông, không khí ở New Delhi trở nên nghẹt thở vì khói mù. Mức độ  hạt ô nhiễm ở đây thường cao gấp hơn 30 so với giới hạn an toàn. Theo các báo cáo, ước tính khoảng 1,1 triệu người Ấn Độ tử vong sớm vì ô nhiễm không khí mỗi năm. Trang web của Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi ngày 4/12 cho thấy các hạt có hại trong không khí ở đây đã cao hơn gần 12 lần so với giới hạn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới.

Trạm bê tông “bức tử” môi trường, dân kêu cứu

Trong thời gian qua, người dân trên địa bàn xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng , huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền địa phương về thực trạng dòng suối Đá Bạc chảy qua địa bàn đang bị bức tử từ khi trạm trộn bê tông thương phẩm của công ty VIMECO đi vào hoạt động. Thêm vào đó, hàng ngày tuyến đường nối từ quốc lộ 36 vào các khu mỏ, nhà máy xi măng, trạm trộm bê tông nơi đây luôn trong tình trạng bụi bặm vì phải gánh một lượng xe trọng tải rất lớn.

“Hàng ngày xe tải lớn chạy ầm ầm, trời nắng thì bụi cuốn mù mịt, trời mưa thì lầy lội, người dân chúng tôi nơi đây giờ sợ nhất là phải ra đường. Xe tải lớn nhỏ nối đuôi nhau cả ngày khiến người dân chúng tôi không tài nào chịu nổi. Họ cũng có thi thoảng tưới nước khi trời nắng nhưng cũng không thấm vào đâu”, một hộ dân tại xóm Bắc Thắng bức xúc.

Trước thực trạng trên người dân nơi đây đã nhiều lần có kiến nghị đến chính quyền địa phương. Tuy nhiên tình trạng vẫn không được cải thiện. Thời điểm phóng viên có mặt tại khu vực dòng suối ngay chạy bên cạnh trạm trộn bê tông thương phẩm của công ty VIMECO, có 2 chiếc xe trộn bê tông đang nghiêng xả thẳng những chất thải còn lại trong bồn xuống dòng suối. Qua thời gian, lớp bê tông đã lấn dần choán hết phần lòng suối. Môi trường nơi đây bị “bức tử” qua thời gian.

Được biết trạm trộn bê tông thương phẩm của công ty VIMECO được xây dựng trong phần đất của mỏ đá công ty 36. Diện tích đất xây dựng được thuê lại của mỏ đá này.

Hội An gấp rút xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Theo VOV, sáng 5/12, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và các Tổ chức của Nhật Bản đã có buổi làm việc về xử lý rác thải trên địa bàn.

10 năm trước, thành phố Hội An phối hợp với thành phố Naha (Nhật Bản), Hội vận động tái chế rác thải người dân Okinawa và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hội An.

Các dự án được triển khai tại phố cổ gồm: Dự án “Nâng cao nhận thức về 3R đối với chất thải rắn”, với 5 nội dung: Phân loại rác thải tại nguồn, giảm thiểu sử dụng túi nilon, xử lý rác thải nhà bếp, giáo dục bảo vệ môi trường trong học đường, nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường; Dự án “Giảm thiểu rác thải theo mô hình Naha tại thành phố Hội An”.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho rằng, để xây dựng Hội An thành thành phố sinh thái (Eco City), địa phương đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có rác thải và xử lý nước thải sinh hoạt. Về nước thải, thành phố đã xây dựng 2 nhà máy, tổng công suất 8.000m3 ngày/đêm. Riêng về rác thải, đã triển khai một số dự án nhưng hiệu quả chưa cao.

Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết, hiện mỗi ngày Hội An thải ra môi trường 100 tấn rác. Trong khi đó, bãi rác của Hội An đã đóng cửa nên lượng lớn rác thải phải vận chuyển vào huyện Núi Thành để xử lý.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/12/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?