Thứ ba, 16/04/2024 22:34 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/11/2018

MTĐT -  Thứ ba, 06/11/2018 11:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/11/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/11/2018.

Nhà máy xử lý rác thải ở Bắc Kạn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

Theo VOV đưa tin, Nhà máy xử lý rác thải rắn thành phố Bắc Kạn nằm ở khu vực tổ Khuổi Mật tiếp giáp tổ Chí Lèn (phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ đầu năm 2017.

Đây là nơi xử lý phần lớn rác thải sinh hoạt của người dân thành phố Bắc Kạn bằng công nghệ đốt. Tuy nhiên, nhà máy đặt quá gần khu dân cư với hàng chục hộ dân chỉ cách chưa đầy 500m nên mỗi khi trời nồm hay mưa ẩm, những hộ dân này phải sống trong mùi hôi nồng nặc.

Đây là chưa kể đến việc ống khói của lò đốt rác khá thấp nên khói mang theo mùi hôi khét cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

Ông Nguyễn Minh Khang, Tổ trưởng Tổ dân phố Khuổi Mật cho biết, tình trạng ô nhiễm diễn ra từ khi nhà máy bắt đầu hoạt động. Do bị người dân phản đối gay gắt nên tháng 4 vừa qua, lãnh đạo nhà máy đã trực tiếp đối thoại với người dân và cam kết sau 3 tháng sẽ giảm thiểu tình trạng ô nhiễm. Đến thời điểm này, mùi hôi tuy đã giảm nhưng vẫn ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống người dân.

“Bà con chúng tôi cũng xác định là đã ở cạnh nhà máy thì phải ít nhiều có ảnh hưởng, nhưng phải ở mức chịu được. Dẫu sao qua đợt giải quyết vừa rồi thì cũng đã có chuyển biến, nhưng bảo để người dân hài lòng thì cũng chưa”, ông Nguyễn Minh Khang cho hay.

Không chỉ ảnh hưởng đến tổ dân phố Khuổi Mật, người dân tổ dân phố Chí Lèn ở lân cận cũng phản ánh, cứ mỗi khi nhà máy đốt lò, khói kèm mùi hôi khét bao trùm phần lớn khu dân cư, nhất là vào ban đêm. Khi nào gió thổi sang bên Khuổi Mật thì khi đó người dân Chí Lèn được xem là may mắn và ngược lại.

Tăng cường kiểm tra việc dọn vệ sinh môi trường

Thời gian qua, hầu hết khu vực ngoại thành đã đấu thầu thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường. Mặc dù việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của các huyện đã có những chuyển biến tích cực, song tại một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường cục bộ. Địa bàn huyện Thạch Thất là một ví dụ.

Do nhà thầu thu gom rác thải chưa chủ động trong việc điều động phương tiện, còn lúng túng trong xử lý rác tồn đọng khi xảy ra sự cố ùn tắc tại các khu xử lý rác của thành phố; công tác quản lý cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường của đơn vị có lúc chưa chặt chẽ nên xuất hiện tình trạng công nhân của chính nhà thầu đổ rác không đúng vị trí tập kết, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan. Điển hình là tại một số điểm tập kết rác ở các xã: Phùng Xá, Kim Quan, Dị Nậu, Bình Yên…

Ngành Thú y tỉnh Phú Yên cho biết, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền, tỉnh sẽ có chế tài mạnh đối với những nông hộ xử lý gia cầm chết không đúng quy định.

Ngành Thú y tỉnh Phú Yên khuyến cáo, người dân khi phát hiện gia cầm chết phải báo ngay cho cơ quan Thú y để tiêu hủy, không vứt gia cầm chết ra môi trường. Những trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y được quy định tại Nghị định 41/2017 với mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng. Tuy nhiên, phía chính quyền địa phương cũng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết hiện nay đang có dịch cúm A/H5N6.

Một thói quen lâu nay nhiều người chăn nuôi vẫn làm khi phát hiện gia cầm của mình bị chết là vứt ra kênh mương, bỏ vào thùng rác hoặc bụi rậm. Trong điều kiện phát hiện ổ dịch cũng như thời tiết có lợi cho virus phát triển như hiện nay, nếu người chăn nuôi không tuân thủ các quy định trong phòng chống dịch, nguy cơ bùng phát bệnh cúm là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo ngành Thú y, hành vi này rất nguy hiểm bởi có thể làm lây lan dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi cúm A/H5N6, một chủng cúm có độc lực cao, vừa được phát hiện trên đàn gia cầm tại tỉnh Phú Yên.

Tỉnh Phú Yên có đàn gia cầm lên đến 3,6 triệu con, đây là nguồn sinh kế rất lớn của các gia đình. Do vậy, hơn ai hết người chăn nuôi cần phải nâng cao ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh bằng cách xử lý gia cầm chết đúng quy định, đó cũng chính là cách để bảo vệ đàn gia cầm, hạn chế thiệt hại về kinh tế.

Yên Bái: Thành lập tổ công tác xây dựng đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 2272/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành xây dựng đơn giá thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Tổ công tác liên ngành xây dựng đơn giá thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái được thành lập nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

Tổ công tác được thành lập với 8 thành viên trong Tổ thường trực và 9 thành viên trong Tổ thư ký giúp việc Tổ thường trực.

UBND tỉnh Yên Bái cũng quy định nhiệm vụ của Tổ thường trực là tổ chức triển khai khảo sát, xây dựng đơn giá thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái trình UBND tỉnh ban hành để làm căn cứ áp dụng tại địa phương theo quy định.

Với Tổ thư ký có nhiệm vụ giúp Tổ thường trực thực hiện các quy trình về nghiệp vụ, khảo sát tổng hợp số liệu liên quan để xây dựng đơn giá thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Ngoài ra, Tổ công tác liên ngành triển khai xây dựng đơn giá thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Lương và các khoản phụ cấp lương của các thành viên của Tổ công tác liên ngành do đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ chi trả, các chế độ khác (nếu có) được thực hiện theo chế độ hiện hành.

Kiên Giang đa dạng hóa sinh kế gắn với bảo vệ môi trường

Sở NN & PTNT thường xuyên phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức các cuộc hội nghị hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 1.875 lượt đối tượng. Đồng thời phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo hàng năm hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế giai đoạn từ năm 2016 – 2018 là 13.013 triệu đồng.

Năm 2017 được phân bổ tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 5.054 triệu đồng đã chuyển sang năm 2018 tiếp tục thực hiện. Chương trình 30a là 1.200 triệu đồng; Chương trình 135 là 2.454 triệu đồng; Chương trình xã nghèo ngoài các xã 30a và 135 là 1.400 triệu đồng.

Năm 2018 các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo bền vững là 7.959 triệu đồng. Cụ thể, chương trình 30a là 2.400 triệu đồng; chương trình 135 là 3.759 triệu đồng; chương trình xã nghèo ngoài các xã 30a và 135 là 1.800 triệu đồng.

Chính sách cơ cấu vốn được phân bổ từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các hộ nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển và các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời, đầy đủ. Điều này tạo điều kiện cho hộ nghèo được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và vật tư thiết yếu, nhằm cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Từ năm 2017 đến nay đã đầu tư hỗ trợ cho 481/833 hộ, ước kinh phí thực hiện là 2.802/5.054 triệu đồng, đạt 55,44%. Theo đó, chương trình 30a đã đầu tư hỗ trợ cho 39/203 hộ, ước kinh phí thực hiện là 233 triệu đồng; chương trình 135 đã-đầu tư hỗ trợ cho 326/399 hộ, ước kinh phí thực hiện là 2.009 triệu đồng; chương trình xã nghèo ngoài các xã 30a và 135 đã đầu tư hỗ trợ cho 116/231 hộ với ước kinh phí thực hiện là 560 triệu đồng.

Năm 2018 tổng kinh phí thực hiện là 7.959 triệu đồng, bao gồm chương trình 30a là 2.400 triệu đồng; chương trình 135 là 3.759 triệu đồng; chương trình các xã nghèo ngoài các xã 30a là 135 là 1.800 triệu đồng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 6/11/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.