Thứ sáu, 26/04/2024 03:20 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí và những con số gây sốc

MTĐT -  Thứ năm, 20/09/2018 14:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo một báo cáo mới được công bố, ô nhiễm không khí là tác nhân chính dẫn tới gần 400.000 ca chết yểu mỗi năm tại châu Âu.

Dẫn nguồn tin từ AFP, Giáo dục thời đại đưa tin, Tòa án Kiểm toán châu Âu (ECA), cơ quan thuộc EU có chức năng xem xét việc chi tiêu ngân sách của khối liên minh cho biết thiệt hại mà ô nhiễm gây ra đối với Bulgaria và nhiều nước Đông Âu khác đang còn nặng nề hơn cả những “ông trùm” ô nhiễm châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.

“Ô nhiễm không khí là rủi ro lớn nhất về môi trường tới sức khỏe tại khối Liên minh châu Âu” – Janusz Wojciechowski, thành viên của ECA tại Luxembourg, người chịu trách nhiệm về bản báo cáo, phát biểu.

“Trong những thập kỷ gần đây, các chính sách của EU đã góp phần giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, nhưng chất lượng không khí vẫn chưa được cải thiện ở tốc độ tương đương và vẫn gây nên tác động đáng kể tới sức khỏe cộng đồng” – ông nói thêm.

Báo cáo cho rằng, nồng độ chất dạng hạt, ozone mặt đất và nitơ điôxít cao là tác nhân chính dẫn tới gần 400.000 ca chết yểu mỗi năm tại châu Âu. ECA còn trình bày 1 biểu đồ trong báo cáo cho thấy người dân Bulgaria, Séc, Latvia và Hungary có số năm sống khỏe mạnh bị mất đi bởi ô nhiễm không khí cao hơn so với Ấn Độ và Trung Quốc.

Tháp Eiffel bị bao trùm bởi không khí ô nhiễm ở Paris, Pháp. Ảnh: Chesnot /Getty Images.

Nhìn vào các khoản chi tiêu lãng phí, ECA cho biết tài trợ trực tiếp của EU có thể cải thiện chất lượng không khí, nhưng các dự án được tài trợ không phải lúc nào cũng đủ chỉ tiêu.

ECA cho biết các nước thành viên vẫn tiếp tục vi phạm các giới hạn được đặt ra về chất lượng không khí 1 cách thường xuyên, bất chấp các hành động pháp lý thi hành bởi Ủy ban châu Âu – bộ phận điều hành của EU.

Trước đó, ngày 17/5, tại Brussels, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra thông báo sẽ kiện ra Toà Công lý của Liên minh Châu Âu 6 quốc gia thành viên là Pháp, Đức, Anh, Italia, Hungary và Romania vì các nước này đã nhiều năm không tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng không khí.

Trước đó, danh sách này gồm 9 nước nhưng vào phút chót, 3 nước là Tây Ban Nha, CH Séc và Slovakia được tạm thời đưa ra khỏi danh sách trừng phạt nhưng vẫn tiếp tục bị theo dõi.

Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí hiện tại được Liên minh Châu Âu đưa ra từ năm 2008, trong đó quy định các quốc gia thành viên phải có các biện pháp nhằm giảm lượng N2O cũng như các phân tử khí bụi PM10 trong không khí.

Tuy nhiên, theo cáo buộc của Ủy ban Châu Âu, 6 quốc gia vừa bị kiện đã nhiều năm liên tiếp không tuân thủ các quy định này. Ngoài ra, theo Ủy ban Châu Âu, hiện tại ô nhiễm không khí đang gây ra các đe doạ khẩn cấp về sức khoẻ nên cần phải hành động cứng rắn.

Các nước châu Âu đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Ảnh: PA.

Theo báo cáo mới, các giới hạn ô nhiễm không khí của châu Âu "yếu hơn nhiều" so với hướng dẫn của WHO - và hầu hết các nước EU không tuân thủ giới hạn này.

Theo báo TN-MT, không khí độc hại khiến khoảng 400.000 người châu Âu chết sớm mỗi năm – trong số đó có 40.000 người ở Anh.

Trên thực tế, Chính phủ Anh đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn nạn trên như: Người dân được khuyến khích đổi các xe chạy bằng động cơ diesel bằng các xe mới phát thải lượng Nitơ điôxít ít hơn; thiết lập các vùng không khí sạch tại những điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, các kế hoạch dỡ bỏ các làn giảm tốc để đảm bảo giao thông thông suốt, khuyến khích sử dụng thêm nhiều xe điện, lắp đặt các động cơ mới và sạch hơn cho các xe bus công cộng.

Nước này cũng đang tiến hành đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than nhằm đạt mục tiêu trở thành một nền kinh tế có mức khí thải carbon thấp.

Thủ đô Paris của Pháp cũng đã từng phải hứng chịu đợt ô nhiễm không khí được xem là tồi tệ nhất trong vòng một thập kỷ.

Để đối phó với tình trạng này, chính quyền thành phố đã áp dụng chính sách lưu thông luân phiên biển số chẵn - lẻ. Vé tàu điện ngầm cũng đã được miễn phí để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.

Tại Ba Lan, các nhà khoa học đã phát triển một loại máy bay không người lái để kiểm tra mức độ ô nhiễm trong không khí. Thiết bị này có khả năng đo nồng độ của các chất gây ô nhiễm không khí nhỏ nhất mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Không chỉ tại châu Âu, Bloomberg dẫn một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, ô nhiễm không khí tới mức độc hại đang cướp đi mạng sống của khoảng 7 triệu người trên thế giới mỗi năm.

Đáng nói, theo báo cáo với dữ liệu mới nhất vào năm 2016 cũng nói rằng mức độ ô nhiễm không khí là cao nhất ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Tại hai khu vực này, lượng chất độc trong không khí một số nơi thậm chí cao gấp 5 lần mức giới hạn của WHO và có ảnh hưởng nhiều nhất đến tầng lớp nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí và những con số gây sốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.