Thứ năm, 28/03/2024 17:46 (GMT+7)

Cần hình thành thói quen phân loại rác

MTĐT -  Thứ bảy, 07/04/2018 10:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc phân loại rác tại nguồn là một biện pháp hữu hiệu nhằm tái chế rác hợp lý, làm phân bón và thu hồi năng lượng để phát điện,...

Được biết, hiện nay TP. HCM cũng đã triển khai đặt các “thùng rác sinh học” phục vụ cho việc phân loại rác của người dân.

Trên các tuyến đường tại các quận 1, 4, 7, 12 đã thấy “thùng rác sinh học”. Mỗi vị trí có 2 loại thùng rác để chứa riêng biệt chất thải hữu cơ và các chất thải vô cơ, mỗi thùng rác đều có dán logo, màu sắc khác nhau để nhận biết. Thế nhưng, sau một thời gian triển khai, kết quả vẫn không như mong đợi.

Kết quả khảo sát kiểm tra cho thấy các chất thải vẫn để lẫn lộn với nhau thậm chí có cả chất thải nguy hại như pin, bóng đèn huỳnh quang. Các nhà hàng, quán nhậu, cửa hàng tiện lợi có lượng rác hàng ngày rất lớn nhưng cũng sử dụng một loại bao rác mà không phân loại.

Nguyên nhân là do người dân vẫn quen sử dụng thùng rác chung mà chưa hình thành được thói quen phân loại rác. Khi thấy 02 thùng rác, nhiều người dân không để ý là thùng rác để phân loại, chỉ nghĩ là có 2 thùng, thùng này đầy thì vứt vào thùng kia.

Có nhiều người dân, đặc biệt là trẻ con chưa có kiến thức cơ bản về các loại rác, không biết phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ nên lúng túng không biết phải bỏ rác vào thùng nào nên đành vứt bừa.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một thực tế mà chính những người đã tham gia phân loại rác phản ánh do chưa có phương tiện chuyên chở riêng nên vẫn còn tình trạng rác sau khi đã phân loại lại được trộn lẫn với nhau vào cùng một phương tiện chuyên chở đưa về các khu xử lý. Điều này khiến việc phân loại trước đó trở nên vô nghĩa, nhiều người thấy thế nên cũng không muốn phân loại làm gì nữa.

Nếu ngay từ đầu chúng ta đã phân loại được rác (rác đựng trong các vật dụng khác nhau) thì phương tiện chuyên chở cũng phải khác nhau; từng loại rác phải đưa đến những nơi khác nhau.

Ví dụ, rác thực phẩm có thể đưa đến các nhà máy xử lý để chôn lấp, làm phân, ủ lấy khí gas phát điện. Còn rác khác như: thủy tinh, giấy, chai nhựa... cần tiếp tục đưa về các trạm trung chuyển, nhà máy để phân loại một lần nữa trước khi đưa vào những nơi tái chế.

Nhằm đẩy mạnh việc phân loại rác của người dân, UBND TP. HCM đã ban hành Kế hoạch phân loại rác tại nguồn giai đoạn 2017-2020, tại Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 18.4.2017.

Trong đó, UBND TP đã giao cho 24 quận - huyện chủ động trong việc triển khai phân loại rác trên địa bàn; đồng thời, UBND TP sẽ ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Một số biện pháp cũng được đề xuất như: Cần có biện pháp xây dựng và thực hiện chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi không phân loại rác do ý thức của người dân ta còn thấp, thường chỉ tuân thủ khi có các biện pháp xử phạt; Cần có giải pháp đồng bộ trong công tác tuyên truyền, vận động, đầu tư trang thiết bị, kinh phí, nhân sự cho việc phân loại rác.

Việc đặt thùng rác sinh học trên các tuyến đường cần phải đồng bộ tránh sự so đo giữa những khu vực phải tham gia và những khu vực phải tham gia phân loại rác.

Ngoài ra, ngành giáo dục cần phải đưa nội dung phân loại rác, cách thức phân loại rác vào chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học. Giáo dục cho các em ngay từ lúc còn nhỏ ý thức được việc bảo vệ môi trường, biết phân loại rác. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích và vai trò của việc phân loại rác.

Trước hết có thể ưu tiên triển khai tuyên truyền tại các công sở, trường học, bệnh viện,...rồi từ đó lan rộng ở các khu dân cư.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Phân loại rác không phải là chuyện ngày một ngày hai có thể thực hiện được, mà phải vận động, xây dựng ý thức của người dân và hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn, có quy chế phân loại rác tại nguồn chặt chẽ đối với các đường dây thu gom rác và có chế tài đối với những trường hợp vi phạm.

Tin rằng, với quyết tâm của chính quyền thành phố, sự sâu sát của các ngành chức năng và chung tay của người dân, TPHCM sẽ ngày càng sạch đẹp, văn minh, phát triển.

Hồng Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Cần hình thành thói quen phân loại rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.