Thứ bảy, 20/04/2024 19:18 (GMT+7)

“Bốn chấm không” và ý thức tự giác vì môi trường sạch

MTĐT -  Thứ ba, 09/10/2018 14:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có mối liên hệ nào giữa việc ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát việc duy trì vệ sinh môi trường 21 phường trên địa bàn TP. Hà Nội.

“Nhắc” vi phạm, báo cáo kết quả qua điện thoại thông minh

Tiếp xúc với nhiều cán bộ cơ sở cấp phường, quận, song quả thực, “trình” khai thác những ứng dụng phần mềm trên điện thoại thông minh của ông Võ Nguyên Phong - Chủ tịch UBND quận Đống Đa, khiến tôi thực sự ấn tượng.

Trong cuộc trò chuyện ngắn, ông Phong chỉ vài cái “vuốt, dịch” màn hình cảm ứng điện thoại, đã khái quát giúp tôi nắm bắt cơ bản nguyên lý hoạt động của nhóm “Quản lý đô thị - An toàn giao thông – Vệ sinh môi trường – phòng cháy chữa cháy”, với sự tham gia của lãnh đạo quận, 21 phường và đầy đủ các ngành, đoàn thể.

Ngồi tại phòng làm việc ở phố Tôn Đức Thắng, chỉ bằng vài thao tác, chủ tịch Phong dễ dàng nắm được góc phố Láng Hạ, ngã tư Cát Linh hay đầu Khâm Thiên đang có điểm nào tồn ứ rác, mất vệ sinh môi trường. Và cũng chẳng cần gọi điện thoại, ông Phong chuyển ngay bức ảnh đó, cùng dòng tin nhắn cho lãnh đạo phường sở tại. Chậm nhất 15 phút kết quả giải quyết sẽ được báo về qua ứng dụng trên điện thoại. Sạch 100%!

Vị trí và kích cỡ thùng chứa rác được bố trí phù hợp với số lượng dân cư ở khu vực.

“Phần mềm của điện thoại thông minh hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong việc giám sát, nâng cao trách nhiệm của đơn vị đảm trách việc dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường, cũng như của chính quyền cơ sở, kể từ khi quận thí điểm thành công và triển khai rộng mô hình đấu thầu công tác thu gom rác”, ông Nguyễn Hoàng Hà - Phó Giám đốc BQL dự án quận Đống Đa chia sẻ.

Từ năm 2016, khi Thành phố có chủ trương mới về đấu thầu đối với công tác thu gom, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Đống Đa là một trong những địa bàn đầu tiên được chọn thí điểm. Hiểu một cách đơn giản, đơn vị trúng thầu thu gom, vận chuyển rác sẽ chịu sự giám sát của quận, phường đối với công tác vệ sinh môi trường, không chỉ số lượng rác thu gom, mà quan trọng, là chất lượng của các ca, kíp mỗi ngày hoạt động.

Ưu điểm của chủ trương đấu thầu, đó là thay đổi cơ bản hình thức thu gom rác, theo hướng cơ giới hóa; có thông báo – quy định giờ thu gom đối với người dân; thống nhất các vị trí tập kết rác; và phát huy cao vai trò giám sát của đội ngũ cán bộ cơ sở, ngành đoàn thể.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Đống Đa cho biết, sau khi nghiên cứu, thí điểm vị trí đặt và kích cỡ thùng đựng rác ở một số tuyến phố như Thái Hà, Láng Hạ... đến thời điểm này, hàng trăm thùng thu gom rác đã được bố trí cơ bản hợp lý ở 21 phường trên địa bàn quận Đống Đa.

Ngoài số ít địa điểm trong ngõ sâu vẫn phải duy trì hình thức vận chuyển thủ công bằng xe đẩy tay; mỗi ngày hiện nay có đội xe tải nhỏ chia làm 3 – 4 lượt, cách nhau 4  tiếng đồng hồ, hoạt động trên các trục đường phố chính. Cứ điểm nào rác đầy hoặc có hiện tượng ô nhiễm, nhân viên vệ sinh môi trường sẽ vào cuộc. Độ “sạch” của các điểm tập kết rác còn được giám sát, nhắc nhở thường xuyên qua ứng dụng phần mềm của điện thoại thông minh, với tinh thần: “Khu vực nào lộn xộn, mất vệ sinh, lãnh đạo chi nhánh công ty môi trường, lãnh đạo phường... bị nhắc đầu tiên”.

Môi trường càng sạch, ý thức càng chuyển

Nghe qua thì đơn giản, nhưng để được định hình dần “quy chuẩn” thu gom rác như ngày hôm nay ở quận Đống Đa, không dễ chút nào. Đơn cử như vị trí đặt các thùng thu gom rác. Phó chủ tịch UBND phường Trung Liệt, bà Hoàng Hoài Loan nhớ lại: “Thời gian đầu thí điểm, phường thông báo chủ trương cơ giới hóa công tác thu gom rác, người dân hầu như không ý kiến gì. Nhưng khi triển khai sắp xếp vị trí đặt thùng rác, “vấn đề” lập tức nảy sinh”.

Một tuyến phố phong quang, sạch sẽ trên địa bàn quận Đống Đa. 

Ở Trung Liệt, ngoài 5 điểm tập kết rác lớn để phục vụ xe tải cỡ lớn thu gom 1 lần trong ngày, trên nguyên tắc, những nút giao ngõ – phố sẽ phải bố trí thùng đựng rác, với kích cỡ khác nhau tùy theo số lượng dân cư. “Phường và công ty vệ sinh môi trường khảo sát kỹ, chọn vị trí cố gắng ít ảnh hưởng nhất đến các hộ dân, cửa hàng kinh doanh mặt đường, nhưng vẫn gặp phải phản ứng, hay ý thức không tốt”, phó chủ tịch Loan chia sẻ. Người cố tình vứt rác ngoài thùng; người thả cả viên than tổ ong đang cháy vào trong... Mục đích của họ để thùng gom rác sẽ không đặt ở vị trí trước cửa nhà, đầu ngõ.

Song, với tinh thần vì môi trường, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, với sự nêu gương của đội ngũ cán bộ cơ sở, ý thức của người dân dần được chuyển hóa, nâng cao. 21 phường ở quận Đống Đa, đã thành nếp sáng thứ 7 hàng tuần, nhiều Hội phụ nữ “chủ công” quét dọn sạch nhà mình, ngõ xóm. Ở phường Ô Chợ Dừa sáng thứ 7, các hộ dân nếu có nhu cầu thanh lý đồ đạc cũ, vận chuyển ra số 4 phố Hoàng Cầu sẽ được miễn phí, vừa tránh vứt bừa bãi ra đường. Cũng ở phường Ô Chợ Dừa, ngày cuối tuần, hình ảnh đẹp những hội viên phụ nữ đeo băng đỏ cần mẫn đi bộ, đạp xe nhắc nhở từng hộ dân vứt rác đúng nơi quy định, đã và đang lan tỏa... 

Theo ANTĐ

Bạn đang đọc bài viết “Bốn chấm không” và ý thức tự giác vì môi trường sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất