Thứ tư, 24/04/2024 17:53 (GMT+7)

Hưng Yên: Lãnh đạo tỉnh kêu khó khi triển khai nước sạch nông thôn?

DOÃN KIÊN - TRÍ PHÚC -  Thứ năm, 06/09/2018 14:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vấn đề nước sạch ở Hưng Yên, nếu không minh bạch, công khai tài chính dự án, thoả thuận giá đấu nối, chất lượng nước sẽ khó nhận được sự đồng thuận của người dân.

Lãnh đạo tỉnh kêu khó

Vừa qua, ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên trả lời cử tri trong kỳ họp HĐND tỉnh về vấn đề nước sạch cũng thừa nhận: Đây là vấn đề được rất nhiều cử tri phản ánh trong việc đấu nối đồng hồ, chất lượng nước cũng như giá nước hiện nay. Trước đó, toàn tỉnh Hưng Yên triển khai được 26 nhà máy nước cấp cho 42 xã với tổng kinh phí 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

UBND tỉnh Hưng Yên.

Mặc dù, tỉnh Hưng Yên triển khai theo Nghị định 117 của Chính phủ nhưng theo ông Quang: Sau Nghị định 117, việc đầu tư trong lĩnh vực nước sạch ở khu vực nông thôn là hết sức khó khăn, vì địa bàn đầu tư rất rộng việc tiêu thụ nước thì ít nên rất ít nhà đầu tư tham giaChỉ trông chờ vào nguồn ngân sách đầu tư thì không bao giờ có nước sạch.

Do đó, trong thời gian qua tỉnh đã kêu gọi được 13 doanh nghiệp đầu tư vào trong lĩnh này, triển khai cho 161 xã, phường và cho phép thu giá đấu nối với mức không quá 3,5 triệu đồng/cụm. Tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh sớm điều chỉnh giá nước phù hợp với khung giá nước theo quy định của Bộ Tài chính không vượt quá 11 nghìn để người dân có cơ hội tiếp cận nước sạch.

Nhà máy nước Ngọc Tuấn do doanh nghiệp đầu tư.

Về chất lượng nước theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tất cả các nhà máy nước lấy sông nội đồng phải dừng hoạt động. Chất lượng nước đầu ra yêu cầu tất cả các nhà máy có công suất từ 1000m3/ngày đêm trở lên, các nhà máy mua từ các nhà máy khác, cung cấp cho 2 xã trở lên thì chất lượng nước phải theo đúng quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống với 109 chỉ tiêu sinh, lý hoá.

Nếu doanh nghiệp nào vi phạm về chất lượng nước thì phải xử phạt nghiêm, chất lượng nước công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân giám sát.

Doanh nghiệp nào vi phạm 2 lần trở lên tỉnh sẽ đình chỉ để khắc phục và nếu không khắc phục thì sẽ đưa doanh nghiệp khác vào để đầu tư cấp nước sạch cho người dân. Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại Hưng Yên đến năm 2020 là 100% người dân được sử dụng nước sạch.

Liệu có lợi ích nhóm?

Mặc dù các doanh nghiệp được UBND tỉnh mời gọi đầu tư và nhận được hàng loạt các ưu đãi của Nhà nước cũng như của tỉnh Hưng Yên nhưng cũng không vì thế mà bao che cho các công ty này làm trái quy định pháp luật.

Bởi trên thực tế Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hưng Yên đã ký hợp đồng kinh tế trong việc xét nghiệm nước với doanh nghiệp. Rõ ràng đây là cái “bắt tay” của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát chất lượng với đơn vị sản xuất, vì vậy tính xác thực của các phiếu xét nghiệm nước đến đâu?

Chính trong mẫu hợp đồng tại khoản 1, điều 2 có nêu rõ: Chất lượng nước sạch bên A cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. Điều này cũng được quy định trong điều 1 phần phụ lục trường hợp bên A cung cấp nước không đảm bảo chất lượng theo quy định ảnh hưởng đến sinh hoạt của người sử dụng thì phải bồi thường cho bên B toàn bộ số tiền bên B bỏ ra tương ứng với khối lượng nước không đảm bảo chất lượng.

Hợp đồng ký kết với người dân.

Trên thực tế TTYTDP tỉnh Hưng Yên mới chỉ làm được từ 12-16/109 chỉ số theo quy định của Bộ Y tế. Như vậy, trong thời gian qua chất lượng nước đã không đảm bảo theo hợp đồng ký kết.

Phải bồi thường nếu nước không đạt quy chuẩn.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường trong nhiệm vụ được giao khi phát hiện các đơn vị chưa có giấy phép theo quy định pháp luật phải báo cáo UBND tỉnh, cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan này lại chỉ yêu cầu các đơn vị hoàn thiện hồ sơ để hợp thức hoá việc có giấy phép.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp cũng không kiểm soát được việc có hay không việc thoả thuận (bằng văn bản) giữa doanh nghiệp với người dân về mức chi phí giá đấu nối đồng hồ mà chỉ tập trung vào viện dẫn các văn bản để việc thu này trở thành hợp pháp!?

Chính những điều này dư luận càng nghi ngờ nước sạch Hưng Yên liệu có bị cho phối bởi lợi ích nhóm!?

Nếu không minh bạch, công khai tài chính dự án, thoả thuận giá đấu nối, chất lượng nước thì sẽ khó nhận được sự sự đồng thuận của người dân.

Ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu trước cử tri trong kỳ họp HĐND vừa qua: Chất lượng nước sạch liên quan đến chất lượng sống, chất lượng giống nòi, sức khoẻ của chúng ta.

Như vậy, tỉnh Hưng Yên muốn các công trình nước sạch được triển khai và có hiệu quả phải đặt lợi ích, sức khoẻ của nhân dân và quy định pháp luật của Nhà nước lên trên các lợi ích khác.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Lãnh đạo tỉnh kêu khó khi triển khai nước sạch nông thôn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.