Thứ ba, 19/03/2024 09:06 (GMT+7)

IPCC công bố báo cáo đặc biệt về sự nóng lên toàn cầu

MTĐT -  Thứ ba, 09/10/2018 15:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) – Việt Nam là một trong những thành viên tích cực vừa công bố báo cáo đặc biệt về hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C.

Hiện nay, mỗi năm thảm họa thiên tai do trái đất nóng lên gây thiệt hại 1.600 tỉ USD và sẽ có thể tăng lên tới 4.000 tỉ USD/năm trong thập kỷ tới. Theo IPCC, để hạn chế sự nóng lên toàn cầu sẽ đòi hỏi những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng có trong mọi khía cạnh của xã hội. Với những lợi ích rõ ràng đối với con người và hệ sinh thái tự nhiên, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với 2°C có thể đảm bảo phát triển một xã hội bền vững và công bằng hơn.

Báo cáo đặc biệt về sự nóng lên toàn cầu ở mức 1.5°C đã được IPCC phê duyệt vào ngày thứ Bảy (6/10/2018) tại Incheon, Hàn Quốc. Báo cáo sẽ là một tài liệu khoa học quan trọng phục vụ cho Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu Katowice ở Ba Lan (COP24) vào tháng 12 tới, khi các chính phủ xem xét Hiệp định Paris để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Trái Đất nóng lên sẽ dẫn đến những thảm hỏa về môi trường.

Hoesung Lee, Chủ tịch IPCC cho biết: “Với hơn 6.000 tài liệu tham khảo khoa học được trích dẫn và đóng góp chuyên môn của hàng ngàn chuyên gia trên toàn thế giới, báo cáo quan trọng này đã chứng minh được bề rộng và sự liên quan đến chính sách của IPCC”.

Tổng cộng có tới 91 tác giả và chuyên gia biên tập từ 40 quốc gia đã chuẩn bị Báo cáo của IPCC lần này nhằm thực hiện yêu cầu của Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) khi thông qua Hiệp định Paris năm 2015.

Tên đầy đủ của báo cáo là Sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C, một báo cáo đặc biệt của IPCC về tác động của sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp và các con đường phát thải khí nhà kính toàn cầu liên quan, trong bối cảnh tăng cường phản ứng toàn cầu đối với nguy cơ của biến đổi khí hậu, tăng cường phát triển bền vững và nỗ lực xóa đói giảm nghèo.

Ông Panmao Zhai, Đồng Chủ tịch Nhóm công tác IPCC I chia sẻ: "Một trong những thông điệp chính xuất phát từ báo cáo này là chúng ta đã thấy hậu quả của sự nóng lên toàn cầu ở mức 1°C bao gồm thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng cao và băng tan nhanh ở Bắc Cực, và những thay đổi khác".

Việt Nam đã phân bổ hơn 1.400 tỷ đồng ứng phó biến đổi khí hậu năm 2018.

Báo cáo nêu rõ một số tác động của biến đổi khí hậu có thể tránh được bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với 2°C, hoặc so với các mức nhiệt độ cao hơn. Ví dụ, vào năm 2100, mực nước biển dâng toàn cầu sẽ thấp hơn 10 cm nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5°C so với 2°C. Mỗi thế kỷ sẽ chỉ có một mùa hè Bắc Băng Dương không còn băng nếu sự nóng lên toàn cầu là 1,5°C, so với ít nhất một lần mỗi thập kỷ nếu nhiệt độ tăng ở mức 2°C. Các rặng san hô sẽ giảm 70-90% nếu sự nóng lên toàn cầu là 1,5°C, trong khi hầu như tất cả (> 99%) sẽ bị mất đi nếu mức nhiệt tăng 2°C.

Hans-Otto Pörtner, Đồng Chủ tịch Nhóm công tác IPCC 2, nói: “Mỗi phần nhỏ của nhiệt độ tăng thêm, đặc biệt là từ mức tăng từ 1,5°C trở lên, làm tăng nguy cơ liên quan đến những thay đổi lâu dài hoặc không thể đảo ngược, chẳng hạn như mất một số hệ sinh thái”.

Hạn chế sự nóng lên toàn cầu cũng sẽ cung cấp cho mọi người và các hệ sinh thái nhiều không gian hơn để thích nghi và duy trì dưới ngưỡng nguy cơ có liên quan, Pörtner bổ sung. Báo cáo cũng xem xét các con đường để hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C, những việc cần làm để đạt được các mục tiêu và những hậu quả có thể xảy ra. Valerie Masson-Delmotte, Đồng chủ tịch Nhóm công tác IPCC 1, cho biết: “Tin tốt là một số hành động cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C đã được tiến hành trên khắp thế giới, nhưng chúng sẽ cần phải được tăng tốc hơn nữa”.

Thế giới đạt thỏa thuận về khí hậu nhưng vẫn thiếu hành động thực tế.

Báo cáo thấy rằng việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5° C sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi "nhanh chóng và sâu rộng" trong các lĩnh vực như đất đai, năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông và thành phố. Lượng phát thải CO2 do con người tạo ra toàn cầu cần giảm khoảng 45% vào năm 2030 so với năm 2010, đạt mức 'hoàn toàn không' vào khoảng năm 2050. Điều này có nghĩa là lượng khí thải còn lại cần phải được cân bằng bằng cách loại bỏ CO2 khỏi bầu không khí.

Jim Skea, Đồng chủ tịch Nhóm Công tác IPCC 3, cho biết: “Hạn chế nóng lên ở mức 1,5°C là có thể thực hiện được theo các quy luật hóa học và vật lý nhưng sẽ đòi hỏi những thay đổi chưa từng có”.

Cho phép nhiệt độ toàn cầu tạm thời vượt quá hoặc 'vượt qua' 1,5°C có nghĩa là phụ thuộc nhiều hơn vào các kỹ thuật loại bỏ CO2 ra khỏi bầu không khí để đưa nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 1,5°C vào năm 2100. Hiệu quả của các kỹ thuật này chưa được chứng minh ở quy mô lớn và một số có thể mang lại những rủi ro đáng kể cho sự phát triển bền vững, báo cáo lưu ý.

Priyardarshi Shukla, Đồng chủ tịch Nhóm công tác IPCC 3, nói: "Hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với 2°C sẽ giúp giảm các tác động đầy thách thức đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người và hạnh phúc, giúp dễ dàng đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững Liên Hợp Quốc".

Quyết định chúng tôi đưa ra hôm nay là rất quan trọng trong việc đảm bảo một thế giới an toàn và bền vững cho tất cả mọi người, cả hiện tại và trong tương lai, Debra Roberts, Đồng Chủ tịch Nhóm Công tác IPCC 2, cho biết.

"Báo cáo này cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và những quan chức thực thi thông tin họ cần để đưa ra các quyết định giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong khi xem xét bối cảnh địa phương và nhu cầu của người dân. Một vài năm tới có lẽ là những năm quan trọng nhất trong lịch sử của chúng ta," bà Debra nói.

IPCC là cơ quan hàng đầu thế giới có nhiệm vụ đánh giá khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu, tác động của nó và các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai, cũng như các lựa chọn phản ứng có thể thực hiện.

Báo cáo được soạn thảo dưới sự lãnh đạo khoa học của ba nhóm công tác của IPCC. Nhóm công tác 1 đánh giá cơ sở khoa học vật lý của biến đổi khí hậu; Nhóm 2 nghiên cứu các vấn đề tác động, thích ứng và dễ bị tổn thương; và Nhóm 3 đề cập đến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Hiệp định Paris được thông qua bởi 195 quốc gia tại Hội nghị lần thứ 21 của các bên tham gia UNFCCC vào tháng 12/2015, đưa ra mục tiêu tăng cường phản ứng toàn cầu với mối đe dọa của biến đổi khí hậu bằng cách giữ sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2°C so với các mức tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực để hạn chế nhiệt độ tăng lên 1,5°C so với các mức tiền công nghiệp.

ADB tài trợ 6 tỉ USD/năm để chống biến đổi khí hậu.

Là một phần trong quyết định áp dụng Hiệp định Paris, được yêu cầu thực hiện, vào năm 2018, một Báo cáo đặc biệt về sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp và các con đường phát thải khí nhà kính toàn cầu có liên quan. IPCC chấp nhận đề nghị và cho biết thêm rằng Báo cáo đặc biệt sẽ xem xét các vấn đề này trong bối cảnh tăng cường ứng phó toàn cầu với các mối đe dọa của biến đổi khí hậu, tăng cường phát triển bền vững và các nỗ lực xóa đói giảm nghèo.

Báo cáo về Sự nóng lên toàn cầu ở mức 1.5°C là báo cáo đầu tiên trong một loạt các Báo cáo đặc biệt được thực hiện trong Báo cáo Đánh giá thứ sáu (AR6) của IPCC. Năm 2019, IPCC sẽ công bố Báo cáo Đặc biệt về Đại dương và Băng quyển trong điều kiện Khí hậu, Biến đổi khí hậu và Đất đai đang thay đổi. Báo cáo sẽ xem xét biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất như thế nào.

Bản Tóm tắt cho các Nhà hoạch định chính sách (SPM) trình bày những phát hiện chính của Báo cáo đặc biệt, dựa trên đánh giá các tài liệu khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội có sẵn liên quan đến sự nóng lên toàn cầu ở mức 1.5°C.

Theo Petrotimes

Bạn đang đọc bài viết IPCC công bố báo cáo đặc biệt về sự nóng lên toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.
Đặc sắc rừng dó trầm tại Hương Khê, Hà Tĩnh
Cây dó trầm mọc nhiều ở miền núi Hương Khê, nhưng người dân địa phương chỉ nhận ra giá trị của chúng sau khi nhóm người ngoại tỉnh đến mua. Điều này đã khơi dậy sự quan tâm về bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên.