Thứ bảy, 20/04/2024 19:11 (GMT+7)

Việt Nam sắp được quan sát nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

MTĐT -  Thứ ba, 24/07/2018 11:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thông tin của các nhà thiên văn học, đêm 27, rạng sáng ngày 28/7 (tức đêm ngày rằm tháng 6 Âm lịch), người dân nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần.

Người dân có thể chứng kiến hiện tượng hiếm có này từ khoảng nửa đêm ngày 27 sang ngày 28/7 khi mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối và kết thúc vào khoảng 6 giờ 30 phút sáng ngày 28/7. Trong đó, thời gian xảy ra nguyệt thực toàn phần từ khoảng 3h21 - 4h13.

Tuy nhiên, trao đổi với báo Thanh niên, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học Việt Nam cho biết, người quan sát ở Việt Nam sẽ không theo dõi được pha nửa tối trước khi kết thúc hiện tượng nguyệt thực do khi đó trời đã sáng và mặt trăng lặn xuống dưới chân trời. Dù vậy, việc này không có gì đáng tiếc khi nguyệt thực đã kéo dài nhiều giờ.

“Đáng chú ý, pha toàn phần kéo dài rất lâu với tổng cộng 103 phút, khiến cho nguyệt thực lần này là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Sở dĩ có sự chênh lệch về độ dài là do bóng của trái đất khá lớn. Đường đi của mặt trăng càng đi gần qua trung tâm của vùng bóng tối thì nó càng mất nhiều thời gian để đi qua đó và do đó nguyệt thực toàn phần càng kéo dài”, ông Sơn cho hay.

Phải đến 3 năm nữa, người yêu thiên văn Việt Nam mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Internet. 

Theo ông Sơn, nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường và không gây hại đối với mặt. Tuy nhiên, nếu có một chiếc kính thiên văn và ống nhòm hoặc máy ảnh, máy quay phim có độ phóng đại quang học tương đối cao, người quan sát sẽ thấy hiện tượng này thú vị hơn rất nhiều.

“Để theo dõi hiện tượng này một cách hoàn chỉnh, nơi quan sát có góc nhìn rộng về hướng đông. Đây là một trong những nguyệt thực đặc biệt nhất của thế kỷ 21. Vì vậy, chúng ta hy vọng điều kiện thời tiết thuận lợi để có thể theo dõi hiện tượng này”, ông Sơn chia sẻ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng sẽ có mưa vừa đến mưa to trong đêm 27, ngày 28. Điều đó có nghĩa là trời sẽ rất âm u và không thể quan sát được mặt trăng trong thời điểm từ 0 giờ đến 6 giờ 30.

Điều kiện ít mây, không mưa hầu hết chỉ xảy ra ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở vào đến khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Đây sẽ là các khu vực lý tưởng để quan sát nguyệt thực vào rạng sáng ngày thứ 7 tới với thời tiết không mưa và nhiệt độ (từ 0 giờ đến 7 giờ) khá mát mẻ, 25-28 độ C.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi đó, nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ sẫm nên hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi “trăng máu”. Lần gần nhất hiện tượng này diễn ra là đêm 31/1/2018. Phải đến 3 năm nữa, người yêu thiên văn Việt Nam mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại nguyệt thực toàn phần.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam sắp được quan sát nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất