Thứ sáu, 19/04/2024 14:12 (GMT+7)

Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

MTĐT -  Thứ ba, 20/11/2018 16:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo một số nghiên cứu, đánh giá, ước tính tiềm năng thu hồi điện từ rác thải sinh hoạt Việt Nam khoảng quy mô công suất từ 254-300 tấn/ngày thu hồi tương đương khoảng 5MW điện.

1. Tình hình phát triển đô thị - nông thôn

Phát triển đô thị:  Tỷ lệ đô thị hóa: 37,5% (năm 2017).

Phát triển nông thôn:

- Kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2017:
+ Quy hoạch nông thôn mới: 99,4%
+ Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 34,4%.
+ Số xã đạt tiêu chí về môi trường: 54%.

2. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

132 bãi chôn lấp là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phải xử lý ô nhiễm triệt để đến năm 2015 và 2020. Tuy nhiên, tiến độ xử lý ô nhiễm chậm.

Cơ sở xử lý CTRSH:
- Số lượng: 40 cơ sở xử lý tập trung CTRSH đô thị
- Tổng công suất thiết kế: khoảng 8.500 tấn/ngày.

- Tốc độ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH tăng.

Công nghệ áp dụng tại các Cơ sở XL CTRSH đô thị:

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn:
 Loại hình xử lý:
- Lò đốt nhỏ (không sử dụng nhiên liệu): 5-10 tấn/ngày;
- Ủ phân hữu cơ;

Ưu điểm:
- Cải thiện môi trường nông thôn;
- Giảm áp lực chôn lấp CTR;

 Nhược điểm:
- Nguy cơ gây ô nhiễm không khí;
- Nhiệt độ đốt không đảm bảo;
- Tiêu thụ sản phẩm phân hữu cơ gặp khó khăn.

Chi phí thu gom, vận chuyển CTRSH:

- Phí vệ sinh được sử dụng cho dịch vụ thu gom và vận chuyển CTRSH là chủ yếu

Chi phí xử lý CTRSH:

  • Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 29/12/2017 của Bộ Xây dựng;
  • Mức hỗ trợ xử lý của các cơ sở XL CTRSH trung bình: 250.000 đ/tấn;
  • Cơ sở xử lý CTR với mức chi phí xử lý cao > 400.000 đ/tấn như:

+ Nhà máy xử lý CTRSH tại Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh: 435.500 đ/tấn;

+ Cơ sở ủ phân compost và đốt CTRSH Túc Trưng - Định Quán và KXL Phú Thanh - Tân Phú, tỉnh Đồng Nai: 410.000 đ/tấn và 444.900 đ/tấn;

+ Cơ sở xử lý CTRSH tại quận Ô Môn, TP. Cần Thơ: 410.000 đ/tấn.

4. Đầu tư phát triển, xử lý chất thải rắn

5. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước

Bộ Xây dựng (MOC): là cơ quan trung ương phụ trách trực tiếp về vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tập trung liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải bao gồm cả tổ chức lập, thẩm định phê duyệt (**), xây dựng công bố đinh mức kinh tế kỹ thuật, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý, suất vốn đầu tư, phối hợp với Bộ TN&MT xây dựng cơ sở dữ liệu và thẩm định công nghệ xử lý CTRSH mới nghiên cứu và lần đầu áp dụng tại Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Tài Nguyên &Môi trường).

Về lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật bao gồm quản lý chất thải sinh hoạt (QLCTRĐT), Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng (MOC) là cơ quan đầu mối về quản lý CTR sinh hoạt đô thị và khu nông thôn tập trung (QLCTR đô thị). Ngoài ra, các bộ khác và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan hành chính ở địa phương ở tỉnh/thành của Việt Nam) cũng tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý chất thải.

(**) - Tổ chức lập, thẩm định, lấy ý kiến quy hoạch QLCTR theo phân công, phân công); Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và quản lý quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, xúc tiến đầu tư xây dựng vùng liên tỉnh(NĐ 81/2017/NĐ-CP);

- Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở/khu xử lý chất thải rắn quy mô từ cấp 1 trở lên, quy mô 200 tấn/ngày(theo Luật Xây dựng

2014và các văn bản quy định dưới Luật nhưNghị định 59/2015/NĐ-CP, Thông tưTT03/2016/TT-BXDvề phân cấp công trình xây dựng)

6. Những định hướng lớn và giải pháp

Chỉ tiêu:

Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018).

7. Tiềm năng thu hồi năng lượng từ chất thải rắn

Tiềm năng thu hồi năng lượng/khí gas từ các BCL

Tổng lượng chất thải rắn tiếp nhận từ các bãi chôn lấp tại Việt Nam xấp xỉ khoảng 8.622.000 tấn/năm, chiếm khoảng 65-70% số lượng thu gom và xử lý (bao gồm bãi rác trực tiếp và bãi rác sau xử lý); tỷ lệ tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân từ rác thải sinh hoạt là 37%.

Trong tổng số 598 BCL được thống kế có 106 BC mới

Số liệu báo cáo Môi trường (2011), tỷ lệ rác /chất hữu cơ trong chất thải rắn của Việt Nam khoảng 50-60% như Hồ Chí Minh (64,5%), Hà Nội (55-60,7%), Hải Phòng (ở Tràng Cát : 55,18%), Huế (77,1%), Đà Nẵng (Hòa Khánh 68,47%).

Với tỷ lệ thành phần hữu cơ cao là tiềm năng thu hồi khí gas trong quá trình ủ tại các BCL

a. Tiềm năng thu hồi năng lượng/khí gas từ các BCL

• Theo đánh giá sơ bộ, tổng số có khoảng trên 160 BCL (quy mô 1-20 ha, đến thời hạn đóng cửa từ 0-4 năm, tận dụng quỹ đất có sẵn), có thể cải tạo lắp đặt hệ thống thu hồi khí gas, đây là nguồn tiềm năng để phát triển các dự án thu hồi khí gas phát điện

b.Tiềm năng thu hồi năng lượng từ đốt rác phát điện

• Tổng số cơ sở đốt hiện nay trên 200 cơ sở trong đó quy mô tập trung trên 100 tấn/ngày ước tính khoảng 25 cơ sở xử lý, tận dụng quy đất nhà máy có sẵn cải tạo đầu tư các công nghệ mới đốt rác thu hồi năng lương có sẵn cũng như phát triển các dự án mới theo quy hoạch đã có, quy mô vùng, hoặc liên vùng là tiềm năng phát triển các nhà máy điện rác.

Phân bổ công suất của cơ sở xử lý [Công nghệ đốt]

Theo một số nghiên cứu, đánh giá, ước tính tiềm năng thu hồi điện từ rác thải sinh hoạt Việt Nam khoảng quy mô công suất từ 254-300 tấn/ngày thu hồi tương đương khoảng 5MW điện

c. Tiềm năng thu hồi năng lượng/nhiệt, hơi, từ quá trình giải nhiệt, nhiệt thải, khí thải lò đốt

  • Phần lớn nhiệt năng còn lại đi theo khí thải, nước thải hoặc nước làm nguội máy... thoát ra môi trường gây ô nhiễm, làm trái đất nóng lên.
  • Nếu tận dụng triệt để nhiệt lượng sinh ra từ các quá trình đốt, lượng

CO2 và SO2 cùng các chất khí độc hại sinh ra có thể giảm từ 50%-80%.

  • Với các thiết bị thu hồi nhiệt hiện đại, người ta có thể tận dụng hầu hết nhiệt năng thải ra để đưa trở lại quá trình sản xuất cần được áp dụng

Và các nguồn năng lượng khác: nhiên liệu sinh học, các nguồn NLTT sử dụng cấp nhiệt ……

d. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ

Các quy định pháp luật, cơ chế chính sách đã tương đối hoàn thiện: Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam, Thông tư số 32/2015/TT-BCT (quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện..)..

• Công tác quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt tại hầu hết các địa phương (59/63 địa phương), là cơ sở để kêu gọi các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn.

• Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018) Chính phủ phê duyệt điều chỉnh. Trong đó tập trung và định hướng “Chất thải rắn phát sinh phải được quản lý theo hướng coi là tài nguyên.. xử lý chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng, tiết kiệm đất đai..”

 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: 10% trong 15 năm, miễn 4 năm đầu và giảm xuống còn 50% trong 9 năm tiếp theo.
-  Miễn thuế nhập khẩu
 - Nghĩa vụ mua bán điện: tất cả các nguồn điện từ các dự án NLTT sẽ được EVN mua
 - Mẫu HĐ mua bán điện trong 20 năm

Thạc sỹ Lê Thu Thủy

Phó trưởng phòng - Phòng Quản lý Chất thải rắn

Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng

Bạn đang đọc bài viết Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?