Thứ năm, 28/03/2024 21:55 (GMT+7)

Thảm họa của ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ sáu, 13/07/2018 15:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các số liệu vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cho thấy, có 9/10 người trên thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm.

Khoảng 7 triệu người chết mỗi năm do tiếp xúc với các hạt có trong không khí ở trong nhà và ngoài trời; hơn 3 tỷ người, trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em đang hít phải khói độc chết người do sử dụng bếp và nhiên liệu ô nhiễm mỗi ngày trong chính ngôi nhà của mình.

          Riêng năm 2016, có gần 4,2 triệu người chết do ô nhiễm không khí xung quanh và 3,8 triệu người chết do hít phải khói độc khi sử dụng bếp và nhiên liệu gây ô nhiễm. (Số lượng tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thuộc khu vực Châu Á, châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Châu Mỹ).

          Bụi là những chất dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hóa học, thành phần khoáng cũng như kích thước hạt. Bụi được sinh ra do quá trình sản xuất công nghiệp giao thông, xây dựng và sinh hoạt của con người.

          Cũng theo thông tin từ WHO, hiện có hơn 4.300 thành phố ở 108 quốc gia được đưa vào cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí của tổ chức này. Cơ sở dữ liệu thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt mịn (PM10 và PM2.5), trong đó PM2.5 bao bồm các chất gây ô nhiễm như: sulfate, nitrat và carbon đen vón gây ra những rủi ro lớn nhất đối với sức khỏe con người. WHO khuyến cáo các nước cần giảm chỉ số ô nhiễm không khí trung bình hàng năm xuống còn 20 mg/m3 đối với PM10 và 10mg/m3 đối với PM2.5. Điều đáng mừng là một số quốc gia đã có những hành động tích cực để giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm không khí, chẳng hạn tại Ấn Độ, dự án Pradhan Mantri Ujjwala Yojana đã hỗ trợ khoảng 37 triệu phụ nữ sống dưới mức nghèo khổ chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trong gia đình, thành phố Mexico cũng cam kết ban hành tiêu chuẩn xe sạch hơn bao gồm việc chuyển sang xuy buýt không có muội than và cấm sử dụng xe diesel cá nhân vào năm 2025.

          Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông báo sẽ kiện ra Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) 6 quốc gia thành viên là Pháp, Đức, Anh, Italia, Hungary và Romania vì các nước này đã nhiều năm không tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng không khí. Ngoài ra còn có 3 nước là Tây Ban Nha, Czech và Slovakia cũng bị theo dõi gắt gao.

         

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 6,5 triệu người trên thế giới chết vì ô nhiễm không khí, trong đó có hơn 3 triệu người sống tại các thành phố. Báo cáo mới đưa ra đầu tháng 5/2018 của WHO cho biết, ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 công dân châu Âu/năm. Trước đây, Bulgaria là quốc gia thành viên đầu tiên của EU bị xét xử về ô nhiễm không khí. Trong đó, 5 nước gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Anh vi phạm những giới hạn về hàm lượng khí NO2 vượt ngưỡng cho phép.        

 Ngoài ra, trong một báo cáo khác về chính sách môi trường của các nước thuộc EU, EC đã lưu ý “những vấn đề dai dẳng” của Italia trong việc xử lý nước thải, nhất là ở khu vực miền Nam. Bên cạnh đó, Italia cũng bị chỉ trích do tình trạng ô nhiễm không khí và khói bụi vẫn ở mức cao ở khu vực miền Bắc.

EC cảnh báo Italia có thể bị phạt tới 1 tỷ EUR vì đã để xảy ra tình trạng bụi mịn vượt ngưỡng an toàn của châu Âu. Báo cáo của EC khuyến nghị Italia có thể đưa ra loại thuế áp dụng trên toàn quốc đối với các điểm chôn lấp rác thải nhằm giải quyết tình trạng chôn lấp rác tải.

Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của EU đã khiến Italia thiệt hại hàng chục triệu EUR tiền phạt đối với các điểm chôn lấp rác thải bất hợp pháp.

Năm 2015, Italia đã bị EU phạt 20 triệu EUR liên quan đến xử lý rác thải. Bên cạnh đó, các nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu (EP) đã đưa ra bản khuyến nghị kêu gọi các nước thành viên và EC hành động nhanh chóng để cải thiện khả năng kiểm soát các hãng sản xuất ô tô, nhằm ngăn chặn những vụ gian lận mới trong kiểm định các tiểu chuẩn về môi trường.

Cảnh báo của Ngân hàng Thế giới WB: “Ô nhiễm khói bụi ẩn họa khu dân đô thị”. Theo đó : “Các thành phố lớn ở đồng bằng sông Hồng đặc biệt là Hà Nội, có nồng độ bụi PM2.5 lên đến mức độ nguy hiểm, nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp, mắt, da… là ẩn họa đối với người dân đô thị.”

Báo cáo tổng kết tại Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 10 đã chỉ rõ “Trong 10 năm tới, nếu GDP của Việt Nam tăng gấp đôi mà không quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường tăng gấp 3 lần. Trung bình GDP tăng 1% thì thiệt hại ô nhiễm môi trường sẽ mất đi 3% GDP.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu, “từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 sẽ kiểm soát các ngồn khí thải, hạn chế sử dụng túi ni-lon để bảo vệ môi trường, tập trung vào khí thải công nghiệp và giao thông, đảm bảo 80 - 90% các cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học phải được xử lý bụi và khí thải nguy hại như SO2, NOX, CO đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường”.

Giữ cho không khí trong lành là chỉ số quan trọng xác định chất lượng sống của con người tại các thành phố lớn, nơi chịu áp lực cao về đô thị hóa.

Trước mắt phải quy định, kiểm soát nghiêm chặt chẽ tại công trình xây dựng: phương tiện chở vật liệu và phế thải ra vào công trình phải được rửa sạch, che đậy kín hạn chế phân tán bụi bẩn. Các chủ đầu tư và phương tiện vi phạm phải bị xử lý nghiêm, phạt nặng.

Hà Nội cần phát triển giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Yêu cầu các cơ sở phải có hệ thống xử lý khói bụi. Đồng thời vận động các doanh nghiệp và người dân tích cực trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng các năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Hà Nội cần phải phát triển công trình xanh, chính là phát triển ngành xây dựng thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như cam kết thực hiện phát triển bền vững có hiệu quả nhất. Đồng thời phải tăng cường giáo dục đào tạo, đưa giáo dục môi trường và các cấp học. Nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, đặc biệt cho lãnh đạo các cấp, để tránh họ khỏi phạm sai lầm khi ra các quyết định cuối cùng mà toàn xã hội phải gánh chịu các hậu quả của quyết định đó.

Về lâu dài, Hà Nội phấn đấu trở thành thành phố sinh thái theo đúng 10 tiêu chuẩn sau:

  1. Ứng dụng nguyên lý sinh thái học để quy hoạch thành phố, làm cho kết cấu thành phố hợp lý, chức năng hài hòa.
  2. Bảo vệ và khai thác tất cả các tài nguyên thiên nhiên với hiệu quả cao, kết cấu nhà máy hợp lý, thực hiện sản xuất sạch, những nhà máy, xí nghiệp tiêu hao năng lượng cao và gây nhiều chất ô nhiễm sẽ không cho phép tồn tại trong thành phố.
  3. Sử dụng mô hình có thể tiếp tục tiêu phí và phát triển, thực hiện tiêu phí văn minh, hiệu suất tuần hoàn cao, hiệu suất tiêu phí càng cao. Lúc đó, rác thải sinh hoạt của nhân dân sẽ được phân loại xử lý. Có loại được biến thành nguồn nguyên liệu ngay tại chỗ, những túi nilon đều thuộc loại nhựa tự phân hủy. “Ô nhiễm trắng” hoàn toàn bị xóa bỏ, để tiết kể tiêu phí năng lượng thì mỗi nhà, mỗi hộ sẽ không lắp máy điều hòa mà cả nhà cao tầng sử dụng chung máy điều hòa trung tâm.
  4. Lắp đặt các thiết bị dung chung và các thiết bị cơ sở một cách hoàn thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. Không những mạng lưới cửa hàng đầy đủ mà trường học, giao thông, quản lý cơ sở hạ tầng đều đạt mức hoàn thiện, trẻ em không cần phải mang túi sách nặng chen nhau lên xe công cộng để đến trường học.
  5. Môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên kết hợp với nhau, chất lượng môi trường cao, phù hợp với cân bằng sinh thái. Lúc đó bao quanh khu nhà ở có các cầu nối thông, có núi giải phun nước và vườn cây bao quanh, cây cỏ thành từng thảm, đầy tiêng chim kêu và hương thơm cỏ hoa, có thể nhìn thấy chim sâu làm tổ trên cửa sổ, những động vật nhỏ nhảy nhót trong vườn, cá bơi tung tăng trong dòng suối trong. Bạn cảm thấy như bước vào vườn động vật hoặc vườn thực vật.
  6. Kiến trúc sinh thái được ứng dụng rộng rãi, có mối trường không gian thích hợp cho con người, không còn cảnh những ngôi nhà thấp xen lẫn giữa các ngôi nhà cao, trông lộn xộn và khập khễnh.
  7. Bảo vệ và kế thừa các di sản văn hóa, tôn trọng các tập tính sinh hoạt và các công trình văn hóa của dân cư, tôn trọng thói quen cuộc sống của các dân tộc, truyền thống văn hóa của họ sẽ được thỏa mãn và phát triển.
  8. Người dân khỏe mạnh, cuộc sống thoải mái, bình đẳng tự do, môi trường xã hội công bằng, thẳng thắn.
  9. Người dân có ý thức sinh thái tự giác, có đạo đức về môi trường, mọi người nêu cao triết học sinh thái, giá trị sinh thái cũng như luân lý về sinh thái.
  10. Xây dựng hệ thống điều hòa quản lý và quyết sách về sinh thái một cách hoàn thiện.

Xây dựng đô thị sinh thái là hệ thống công trình thế kỷ. Thông qua sự cố gắng không mệt mỏi của cộng đồng nhân loại trên toàn thế giới, nó không còn là một xu hướng và ảo tưởng mà trong thế kỷ XXI sẽ trở thành khu vực sinh sống lý tưởng của con người./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Thảm họa của ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.