Thứ sáu, 19/04/2024 16:56 (GMT+7)

Sự ô nhiễm hợp chất PFCs trong nước và trầm tích tại Việt Nam

MTĐT -  Thứ ba, 14/08/2018 21:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghiên cứu này đưa ra tổng quan hiện trạng ô nhiễm PFOS/PFOA trong nước và trầm tích trên thế giới và tại Việt Nam dựa trên những nghiên cứu được công bố gần đây.

Tóm tắt: Perfluorooctane sulfonate (PFOS) và Perfluorooctanoic acid (PFOA) là những hợp chất tiêu biểu cho nhóm các hợp chất PFC, nhóm hợp chất cực kỳ bền vững trong môi trường. Đặc biệt PFOS và các muối của nó đã được bổ sung vào danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) trong Công ước Stockholm năm 2009. Nghiên cứu này đưa ra tổng quan hiện trạng ô nhiễm PFOS/PFOA trong nước và trầm tích trên thế giới và tại Việt Nam dựa trên những nghiên cứu được công bố gần đây. Kết quả sẽ giúp các cơ quan quản lý xây dựng những chương trình, kế hoạch nhằm giảm thiểu việc sử dụng các PFCs, thực hiện những cam kết của công ước Stockholm đã được ký kết.

1. Giới thiệu

POPs là nhóm các hợp chất hữu cơ có khả năng không bị phân hủy trong môi trường bởi các quá trình sinh học, hóa học hay quang học, chúng tồn tại trong môi trường một thời gian dài, có khả năng tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn và gây các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và chất lượng môi trường. Một trong những hợp chất POPs mới phát sinh, và nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây là các hợp chất Perfluorinated Compounds (PFCs).

Hợp chất Perfluorinated compounds (PFCs) là một nhóm các hợp chất flo hóa hữu cơ nhân tạo, chúng được đặc trưng bởi một chuỗi alkyl được flo hóa hoàn toàn hoặc một phần (tất cả hoặc một phần các liên kết C-H được thay thế bằng liên kết C-F) và được gắn thêm một nhóm chức (như carboxylates, sulfonates, sulfonamides, phosphonates, alcohols). Trong số các hợp chất PFCs thì hai nhóm hợp chất là Perfluoroalkyl Sulfonates (PFAS) (công thức hóa học dạng Rf – SO3- trong đó Rf = CF3(CF2)n với n = 10÷20) và Perfluoroalkylcarboxylic acid (PFCA) (công thức hóa học dạng Rf – CO2H trong đó Rf = CF3(CF2)n với n = 10÷20) được biết đến nhiều hơn cả.

Trong số đó, Perfluorooctane sulfonate (PFOS) [CF3-(CF2)7-SO3-] tiêu biểu cho nhóm PFAS và Perfluorooctanoic acid (PFOA) [CF3-(CF2)6-COOH] tiêu biểu cho nhóm PFCA là những hợp chất nhận được nhiều mối quan tâm hơn cả bởi chúng có mặt trong hầu hết các thành phần môi trường và chúng cũng thường được phát hiện ở nồng độ cao nhất. PFOS và PFOA là các hợp chất được flo hóa hoàn toàn, trong đó tất cả các liên kết C-H được thay thế bởi liên kết C-F. PFOS thường được sử dụng phổ biến dưới dạng một muối đơn giản (chẳng hạn như với kali, natri hoặc amoni) hoặc chúng được kết hợp với polyme lớn hơn. Cấu trúc hóa học của chúng được biểu diễn trên Hình 1.1.

 Với điện tích âm cao và kích thước nhỏ của nguyên tử flo làm cho liên kết C-F có tính phân cực mạnh và năng lượng liên kết lớn. Sức mạnh của liên kết C-F, cùng với sự hiện diện của ba cặp electron tự do xung quanh mỗi nguyên tử flo, và sự che chắn hiệu quả nguyên tử carbon của các nguyên tử flo làm cho các hợp chất PFCs có đặc tính tương đối bền vững.

Hợp chất PFCs rất khó cháy và có khả năng không bị phân hủy bởi các tác nhân như axit, bazơ, chất oxi hóa, chất khử, quá trình quang hóa, vi khuẩn, và trao đổi chất. Khả năng ion hóa cao và sự phân cực của nguyên tử flo thấp dẫn đến các liên kết nội và ngoại phân tử đều thấp và tạo ra sức căng bề mặt cực kỳ thấp của các hợp chất PFCs. Sức căng bề mặt thấp tạo ra một đặc tính tự nhiên duy nhất của các hợp chất PFCs là kỵ nước và kỵ dầu. Khi được gắn thêm một nhóm chức chẳng hạn như axit cacboxylic, axit sulfonic, hoặc phosphate vào chuỗi flourinated alkyl thì phân tử PFCs trở nên tan trong nước. Vì vậy, hợp chất PFCs có đặc tính của một chất hoạt động bề mặt với sự hiện diện cả tính kỵ nước và ưa nước.  

Với cấu trúc phân tử đặc biệt như vậy nên các hợp chất FPOPs có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng. Vì vậy phần lớn lượng PFOA và PFOS được xả thải vào các vực nước sẽ tồn tại ở đó trừ khi chúng được hấp phụ lên các hạt vật chất mà sẽ được lắng xuống dưới dạng trầm tích, hoặc bị đồng hóa bởi các vi sinh vật và thâm nhập vào hệ sinh thái thông qua quá trình tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn.

Như vậy, sự ổn định của FPOPs là điều mong muốn trong công nghiệp, song nó lại là nguyên nhân của các vấn đề môi trường. Các hợp chất FPOPs chống lại hầu hết các quá trình phân hủy tự nhiên như quá trình trao đổi chất, thủy phân, quang phân hoặc quá trình phân hủy sinh học nên chúng cực kỳ bền vững trong hầu hết các điều kiện môi trường.

Với đặc tính như vậy nên FPOPs có thể được phát hiện hầu như ở khắp nơi, như trong môi trường nước (bao gồm cả nước mặt, nước ngầm, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp,…), môi trường đất, môi trường không khí, các loại thực phẩm, trong các loài động vật như cá, chim, động vật có vú, cũng như trong sữa mẹ, máu và huyết tương của con người.

Do đặc tính kỵ nước và kỵ dầu tự nhiên, các PFCs sẽ không được tích tụ trong mỡ của các động vật thủy sinh như các hợp chất POPs khác, mà chúng có xu hướng tích tụ lưu giữ trong protein, các bộ phận giàu protein như gan, thận và máu hơn là các bộ phận khác trong cơ thể.

Chính vì vậy, PFOS và PFOA được phát hiện chủ yếu trong gan, bàng quang và máu của người và rất nhiều loài động vật bao gồm cá, chim, động vật biển có vú. Và các loài động vật ở bậc cao trong chuỗi thức ăn có xu hướng tích tụ hàm lượng cao hơn do liên quan đến đặc tính tích lũy sinh học. Đặc biệt, PFOS đã được ghi nhận có khả năng gây độc cho chuột và thỏ trong điều kiện thí nghiệm. Một thử nghiệm trên cơ thể sống của chuột trong 2 năm đã cho thấy sự phơi nhiễm của PFOS trong u tuyến tế bào gan và u tuyến tế bào nang tuyến giáp.

Mặc dù các hợp chất này đã được nghiên cứu khá rộng rãi ở động vật, song có rất ít dữ liệu về quá trình trao đổi chất và dược động học của PFOS và PFOA trên cơ thể người. Tuy nhiên đã có những lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe con người khi có sự tiếp xúc với các hợp chất này. Các hợp chất FPOPs vốn được coi là những hóa chất không có hoạt tính sinh học, tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy những hợp chất này gây tác hại cho gan, hệ miễn dịch và cơ quan sinh sản.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu trên người cho thấy PFOA, PFOS làm giảm sự phát triển của thai nhi, gây ảnh hưởng đến bào thai. PFOA có khả năng gây ung thư gan, ung thư tuyến tụy và ung thư tinh hoàn. Việc phơi nhiễm PFOS, PFOA có khả năng gây vô sinh và hiếm muộn ở phụ nữ, hay việc tiếp xúc với các hợp chất này trước khi sinh có mối liên hệ với nguy cơ nhẹ cân lúc sinh cả ở người và động vật. Với các bằng chứng rõ ràng nên năm 2009, PFOS (và các muối của PFOS) đã được bổ sung vào mục B (hạn chế sản xuất và sử dụng) của Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững POPs, theo Công ước Stockholm nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.

Sự tồn tại của các hợp chất PFCs trong các thành phần môi trường khác nhau chủ yếu là hòa tan trong nước; hấp phụ lên các hạt rắn trong không khí và nước; lắng đọng trong trầm tích, đất; tích lũy trong cơ thể động vật và con người. Đặc biệt do đặc tính khả năng hòa tan khá tốt trong nước nên đây cũng chính là thành phần môi trường chính lưu giữ PFCs, cho đến khi chúng được hấp phụ lên bề mặt các hạt rắn và lắng đọng trong trầm tích.

Vì vậy, các dữ liệu về sự hiện diện của PFOS và PFOA trong nước và trầm tích được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Bởi chúng có thể cung cấp những thông tin về sự vận chuyển của các hợp chất này trong khí quyển, thủy quyển và địa quyển. Tuy nhiên tại Việt Nam, cơ sở dữ liệu về mức độ ô nhiễm PFCs nói chung và PFOS, PFOA nói riêng hiện còn rất nghèo nàn và mới chỉ là những thông tin thu thập một cách không đồng bộ từ các nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về xu hướng tồn tại và tích lũy trong nước mặt và trầm tích.

2. Hiện trạng ô nhiễm PFOS và PFOA trong nước và trầm tích

2.1 Hiện trạng ô nhiễm các hợp chất PFOS và PFOA trong nước mặt trên thế giới

Tại các quốc gia phát triển, Mỹ là quốc gia sản xuất nhiều nhất các PFCs, và cũng là quốc gia đầu tiên thực hiện những nghiên cứu về các hợp chất này. Các nghiên cứu về các dạng ô nhiễm cũng như mức độ ảnh hưởng của các hợp chất PFCs đối với môi trường, cơ thể người và động vật đã được thực hiện từ khá lâu. PFOS và PFOA trong môi trường nước mặt đã được phát hiện lần lượt với nồng độ cao nhất lần lượt tại Michigan là 29 ng/L và 36 ng/L, tại New York là 0,8-30 ng/L và của PFOA là 10-173 ng/L. Đặc biệt tại khu vực hồ Onondaga, nồng độ của PFOS đo được ở mức 198-1090 ng/L, nồng độ cao bất thường này được lý giải bởi xung quanh khu vực này có rất nhiều các cơ sở công nghiệp [49].

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tại khu vực châu Á thực hiện các nghiên cứu về PFOS và PFOA trong môi trường. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các hợp chất PFCs được tìm thấy tại rất nhiều khu vực như lưu vực sông Yodo, sông Kinki, vịnh Tokyo, vịnh Osaka,… là những lưu vực tiếp nhận phần lớn lượng nước thải từ khu vực xung quang, với hàm lượng khá cao, trong đó PFOS và PFOA là những hợp chất ô nhiễm điển hình.

Gần đây, do sự tuân thủ các cam kết đã ký kết của Công ước Stockhlm tại các quốc gia phát triển, sự ô nhiễm các hợp chất PFOS/PFOA có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia đang phát triển. Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, nồng độ hợp chất PFOS/PFOA khi so sánh với một số quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, hay Nhật Bản thì có sự khác biệt không đáng kể.

Cụ thể nếu so sánh với hàm lượng PFOS/PFOA tại sông Yodo (Nhật Bản), được coi là lưu vực sông bị ô nhiễm nặng nhất thì thấp hơn, nhưng lại cao hơn nếu so với kết quả tại sông SanFransico (Mỹ). Hay tại Thái Lan, là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, có nền kinh tế khá tương đồng với Việt Nam, đã có những nghiên cứu khá chi tiết và quy mô đánh giá mức độ ô nhiễm, cho thấy sự hiện diện đáng lo ngại của các hợp chất này trong môi trường và sự phơi nhiễm của con người.

Giá trị nồng độ của hai hợp chất PFOS và PFOA tại một số quốc gia trên thế giới được so sánh trong Bảng 2.

Bảng 2. Nồng độ PFOS và PFOA trong nước mặt tại một số quốc gia

Ghi chú: ND- giá trị nhỏ hơn giới hạn phát hiện.


2.2 Hiện trạng ô nhiễm các hợp chất PFOS/PFOA trong trầm tích trên thế giới

Trầm tích là một trong những nguồn tiếp nhận quan trọng của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và chúng có tác động lớn đến sự phân bố, con đường vận chuyển và sự tồn tại của các PFCs trong môi trường. Sự hấp phụ của hợp chất perfluorinated trong nước lên trầm tích đã được khẳng định trong rất nhiều các nghiên cứu được công bố. Hàm lượng PFOS và PFOA trong trầm tích tại một số khu vực trên thế giới được trình bày và so sánh trong Bảng 3.

2.3 Hiện trạng ô nhiễm PFOS và PFOA tại Việt Nam

Cho đến nay tại Việt Nam hầu như chưa có một công trình nghiên cứu quy mô nào đánh giá mức độ ô nhiễm các PFCs cũng như các tác động của chúng đến cơ thể người và sinh vật cũng như chất lượng môi trường, mới chỉ có một vài nghiên cứu ở quy mô nhỏ lẻ nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của một số dạng PFCs điển hình tại một số khu vực.

Một số kết quả nghiên cứu đã được công bố cho thấy PFOS, PFOA là những chất ô nhiễm tiêu biểu với nồng độ lớn khá tương đồng với giá trị phát hiện được tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, và vẫn thấp hơn đáng kể nếu so với các quốc gia phát triển. Nồng độ PFOS và PFOA tại một số tỉnh/ thành phố của Việt Nam được trình bày trong Bảng 4.

Kết quả cho thấy hợp chất PFOS và PFOA hiện diện với hàm lượng cao nhất trong nước thải, đặc biệt tại các trạm xử lý nước thải đô thị hay công nghiệp hoặc các nguồn tiếp nhận dòng xả của các trạm xử lý nước thải. Điều đó cho thấy các công nghệ và thiết bị xử lý nước thải thông thường hiện đang sử dụng tại các trạm xử lý hoàn toàn không có khả năng loại bỏ các hợp chất này.

Đối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù như tái chế rác thải điện tử, dệt nhuộm tại các làng nghề truyền thống, hay nước thải tại các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị thì hàm lượng của PFOS và PFOA ở mức khá cao, nó cho thấy nguy cơ lớn sự phát thải PFOS và PFOA từ các nguồn này nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ. Với các nguồn nước mặt (nước sông, hồ), nước ngầm hay nước máy thì hàm lượng của PFOS và PFOA vẫn ở mức khá thấp, nhưng cũng báo động về sự hiện diện của các hợp chất này trong môi trường nước.

Vì vậy, việc lập kế hoạch quản lý chặt chẽ các hoạt động được cho là có nguy cơ cao đối với sự phát thải, nghiên cứu xây dựng phương pháp luận kiểm kê phát thải, cũng như nghiên cứu đề xuất và áp dụng thử nghiệm các mô hình quản lý an toàn và hạn chế phát thải PFOS và PFOA là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

3. Kết luận

Từ năm 2009, Công ước Stockholm đã quyết định bổ sung hợp chất PFOS vào danh mục các hợp chất hữu cơ khó phân hủy cần hạn chế sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam các số liệu về hiện trạng sử dụng, sự phát thải vào môi trường, hiện trạng ô nhiễm, cũng như những rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người,.. của các hợp chất này vẫn còn rất ít ỏi và hạn chế.

Vì vậy, trong thời gian tới cần có những nghiên cứu chi tiết trên một phạm vi rộng nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng, lưu giữ, thải bỏ hợp chất PFOS và PFOA; tiến hành quan trắc PFOS và PFOA trong các sản phẩm, vật liệu,.. và các thành phần môi trường. Từ đó có những nghiên cứu đánh giá kiểm soát rủi ro đối với môi trường và sức khỏe do sự hiện diện của hợp chất này.

Đồng thời xây dựng những chương trình, kế hoạch nhằm kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu các sản phẩm, vật liệu, thiết bị chứa PFOS và PFOA tại Việt Nam, đặc biệt thúc đẩy việc thay thế PFOS trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng các sản phẩm, vật liệu thân thiện môi trường. Đây sẽ là một trong những thách thức mới cho công tác quản lý môi trường thời gian tới, song sẽ giúp Việt Nam hòa mình với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các cam kết của Công ước Stockholm đã ký kết.

Tài liệu tham khảo

1. Amila O. De Silva, Christine Spencer, Brian F. Scott, Sean Backus, and Derek C. G. Muir, 2011. Detection of a Cyclic Perfluorinated Acid, Perfluoroethylcyclohexane Sulfonate, in the Great Lakes of North America. Environ. Sci. Technol, Volume 45, p. 8060–8066.
2. Anna M. Becker, Silke Gerstmann and Hartmut Frank, 2008. Perfluorooctanoic acid and perfluorooctane sulfonate in the sediment of the Roter Main river, Bayreuth, Germany. Environmental Pollution, Volume 156, pp. 818-820.
3. Beibei Wang, Menghua Cao, Hudi Zhu, Jing Chen, Linling Wang, Guanghong Liu, Xiaoman Gu and Xiaohua Lu, 2013. Distribution of perfluorinated compounds in surface water from Hanjiang river in Wuhan, China. Chemosphere, Volume 93, pp. 468-473.
4. Chang-Gui Pan, Guang-Guo Ying, Jian-Liang Zhao, You-Sheng Liu, Shuang-Shuang Liu, Jun Du and Rai S. Kookana, 2015. Spatial Distribution of Perfluoroalkyl Substances in Surface Sediments of Five Major Rivers in China. Arch Environ Contam Toxicol, Volume 68, pp. 566-576.
5. Cheryl A. Moody, Wai Chi Kwan, Jonathan W. Martin, Derek C. G. Muir, and Scott A. Mabury, 2001. Determination of Perfluorinated Surfactants in Surface Water Samples by Two Independent Analytical Techniques: Liquid Chromatography Tandem Mass Spectrometry and 19F NMR. Anal. Chem, Volume 73, pp. 2200-2206.
6. Chinagarn Kunacheva, Shigeo Fujii, Shuhei Tanaka, S.T.M.L.D. Seneviratne, Nguyen Pham Hong Lien, Munehiro Nozoe, Koji Kimura, Binaya Raj Shivacoti and Hidenori Harada, 2012. Worldwide surveys of Perfluorooctane Sulfonate (PFOS) and Perfluorooctonoic Acid (PFOA) in water environment in recent years. Water Science and Technology, Volume 66, pp. 2764-2771.
7. Chinagarn Kunacheva, 2009. Study on contamination of Perluorinated Compounds (PFCs) in water environment and industrial wastewater in Thailand, Kyoto.
8. Dinh Quang Hung, 2015. Development of a rapid and easy measurement protocol for Perfluorinated Carboxylic Acids (PFCAs) by a continous flow analysis, Kyoto.
9. Hanh Thi Duong, Kiwao Kadokami, Hanako Shirasaka, Rento Hidaka, Hong Thi Cam Chau, Lingxiao Kong, Trung Quang Nguyen and Thao Thanh Nguyen, 2015. Occurrence of perfluoroalkyl acids in environmental waters in Vietnam. Chemosphere, Volume 122, pp. 115-124.
10. Jia Bao, Wei Liu, Li Liu, Yihe Jin, Xiaorong Ran and Zhixu Zhang, 2010. Perfluorinated compounds in urban river sediments from Guangzhou and Shanghai of China. Chemosphere, Volume 80, pp. 123-130.
11. Jia Bao, Yihe Jin, Wei Liu, Xiaorong Ran and Zhixu Zhang, 2009. Perfluorinated compounds in sediments from the Dailao river system of northeast China. Chemosphere, Volume 77, pp. 652-657.
12. Joon-Woo Kim, Nguyen Minh Tue, Tomohiko Isobe, Kentaro Misaki, Shin Takahashi, Pham Hung Viet and Shinsuke Tanabe, 2013. Contamination by perfluorinated compounds in water near waste recycling and disposal sites in Vietnam. Environ Monit Assess, Volume 185, pp. 2909-2919.
13. L. Ahrens, K. Vorkamp, P. Lepom, P. Bersuder, N. Theobald and R. Ebinghaus, 2010. Determination of perfluoroalkyl compounds in water, sediment, and biota, Copenhagen, Denmark: International Council for the Exploration of the Sea.
14. Liping Yang, Lingyan Zhu and Zhengtao Liu, 2011. Occurrence and partion of perfluorinated compounds in water and sediment from Liao river and Taihu lake, China. Chemosphere, Volume 83, pp. 806-814.
15. Nguyen Pham Hong Lien, 2007. Study on Distribution and Behavior of PFOS (Perfluorooctane Sulfonate) and PFOA (Perfluorooctanoate) in water environment, Kyoto.
16. Nguyen-Hoang Lam, Chon-Rae Cho, Jung-Sick Lee, Ho-Young Soh, Byoung-Cheun Lee, Jae-An Lee and Hyeon-Seo Cho, 2014. Perfluorinated alkyl substances in water, sediment, plankton and fish from Korean rivers and lakes: A nationwide survey. Science of the Total Environment, Volume 491-492, pp. 154-162.
17. Phùng Thị Vĩ, Lê Hữu Tuyến, Nguyễn Thúy Ngọc, Phan Đình Quang, Phạm Thị Chung, Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Hồng Anh và Phạm Hùng Việt, 2015. Khảo sát sơ bộ hàm lượng các hợp chất peflo hóa (PFCs) trong nước mặt tại một số làng nghề dệt nhuộm phía Bắc. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, pp. 90-97.
18. Silvia Lacorte, Cristian Gómez, Joana Vicente, Beatriz Echavarri-Erasun and Cinta Porte, 2011. Occurrence of perfluorinated compounds in water, sediment and mussels from the Cantabrian Sea (North Spain). Marine Pollution Bulletin, Volume 62, pp. 948-955.
19. United States Environmental Protection Agency, 2014. Emerging Contaminants–Perfluorooctane Sulfonate (PFOS) and Perfluorooctanoic Acid (PFOA). [Online]
Available at: https://www.epa.gov/sites/production/files/2014-04/documents/factsheet_contaminant_pfos_pfoa_march2014.pdf
[Accessed 1 April 2016].
20. Yasuyuki Zushi, Feng Ye, Mamoru Motegi, Kiyoshi Nojiri, Shigeo Hosono, Toshinari Suzuki, Yuki Kosugi, Kumiko Yaguchi and Shigeki Masunaga, 2012. Spatial distribution and loading amounts of particle sorbed and dissolved perfluorinated compounds in the basin of Tokyo Bay. Chemosphere, Volume 88, pp. 1353-1357.
21. Yolanda Pico & Cristina Blasco & Marinella Farré and Damia Barceló, 2012. Occurrence of perfluorinated compounds in water and sediment of L’Albufera Natural Park (València, Spain). Environ Sci Pollut Res, Volume 19, pp. 946-957.
22. Yonglong Lu, Tieyu Wang, Jong Seong Khim, Chunli Chen, Jonathan E. Naile, Kurunthachalam Kannan, Jinsoon Park, Wei Luo, Wentao Jiao, Wenyou Hu and John P. Giesy, 2012. Perfluorinated compounds in surface waters from Northern China: Comparison to level of industrialization. Environment International, Volume 42, pp. 37-46.
23. Yuanxin Cao, Xuezhi Cao, Hui Wang, Yi Wan and Shiliang Wang, 2015. Assessment on the distribition and partitioning of perfluorinated compounds in the water and sediment of Nansi lake, China. Environ Monit Assess, pp. 611-619.

Trần Hoài Lê[1]*, Ngô Huy Thành[2], Nguyễn Thanh Huyền[2], Vũ Đức Thảo[3]

[1] Th.S, Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng                             

[2] Th.S, Phòng Thí nghiệm Hóa lý mẫu chuẩn, Viện Đo lường Việt Nam

[3] PGS.TS, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

*Tác giả chính. Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Sự ô nhiễm hợp chất PFCs trong nước và trầm tích tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước