Thứ sáu, 29/03/2024 03:09 (GMT+7)

Nâng cao hiệu quả quản lý mạng lưới cấp nước ở Hải Phòng (kỳ 2)

MTĐT -  Thứ sáu, 02/11/2018 07:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cấp nước Hải Phòng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng quản lý Mạng lưới cấp nước theo mô hình phường, là cơ sở cho Bộ Xây dựng khuyến khích các công ty, đơn vị cấp nước khác thực hiện theo.

  •  Địa điểm xây dựng: Địa bàn thành phố Hải Phòng
  • Thời gian xây dựng: từ năm 1993 đến nay.
  • Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ tháng 6/2003 đến nay.
  • Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:
  • Số dân được phục vụ: khoảng 1,3 …2 triệu người.
  • Nguồn vốn:
    • Chính phủ Phần Lan (1993-1998): Hỗ trợ công ty cải thiện điều kiện cấp nước của thành phố trong đó có thí điểm cấp nước theo mô hình Phường;
    • Vốn vay World Bank (1999-2002): Dự án cải tạo và mở rộng Hệ thống cấp nước thành phố Hải Phòng (Dự án 1A). Tổng vốn đầu tư 29,46 triệu USD;
    • Vốn vay ngân hàng thương mại, vốn công ty (2003-2006): Cải tạo mạng lưới các khu vực phát triển đơn lẻ, một số phường còn lại của khu vực các quận nội thành, một xã vùng ven nội thành, …
    • Vốn vay World Bank (2007-2009): Dự án cấp nước Kiến An (Dự án 2A), có tổng vốn đầu tư là 14,1 triệu USD.
    • 2010 đến nay: Vốn vay ngân hàng ADB: Xây dựng và mở rộng Hệ thống cấp nước giai đoạn II (74 triệu USD), hiện đang triển khai (dự kiến năm 2020 hoàn thành). Vốn vay ngân hàng thương mại, vốn công ty: Cải tạo mạng lưới các khu vực phát triển đơn lẻ như: các xã, thị trấn,…
  • Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày.
  • Tỷ lệ đấu nối: 100% các khách hàng thuộc khu vực các quận nội thành và một số vùng phụ cận đã được công ty đầu tư hệ thống cấp nước hoàn chỉnh.

Cấp nước Hải Phòng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng quản lý Mạng lưới cấp nước theo mô hình phường, là cơ sở cho Bộ Xây dựng khuyến khích các công ty, đơn vị cấp nước khác thực hiện theo.

Áp dụng công tác bảo dưỡng Mạng lưới cấp nước định kỳ lần đầu tiên tại Hải Phòng đã giúp công tác quản lý, chống thất thoát nước đơn giản và đạt được hiệu quả cao.

Công việc kinh doanh của công ty các năm trước đây thua lỗ tới 30%, sau khi 17 phường đầu tiên hoàn thành năm 1993, tỷ lệ thất thoát giảm và công ty bắt đầu có lãi (Doanh thu năm 1995 là 19 tỷ đồng, năm 2017 là 743 tỷ đồng); Giảm tỷ lệ thất thoát từ 70% (trước năm 1993) xuống còn 13% (hiện nay), có những quận thất thoát <7%; Nâng công suất nhà máy, mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng tỷ lệ đấu nối (100% khách hàng thuộc khu vực nội thành và một số vùng phụ cận đã được đầu tư hệ thống cấp nước hoàn chỉnh); Áp lực cấp nước cuối nguồn đạt > 1,5 bar.

Dự án hoàn thành, công việc sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định, doanh thu tăng giúp công ty phát triển bền vững. Đồng thời giúp công ty có đủ nguồn lực để đầu tư nâng cấp áp dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất cũng như cải tạo và mở rộng mạng lưới cung cấp nước được chủ động, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng nước cho nhân dân thành phố với chất lượng và dịch vụ ngày một tốt hơn.

Việc đầu tư cải tạo là rất lớn, tốn kém, phức tạp và liên quan đến nhiều ngành do phải đào đường, hè… Mặt khác, Công ty còn rất khó khăn về tài chính, nguồn lực thì hạn hẹp, việc định hướng xây dựng mạng lưới cấp nước theo mô hình phường đã mở ra cho Công ty một hướng đi mới.

Xây dựng, quản lý Mạng lưới cấp theo mô hình phường mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý chống thất thoát và đã được Ngân hàng Thế giới công nhận, nên những năm trước đây các Công ty cấp nước trong nước thường xuyên đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm để áp dụng cho đơn vị mình. Tỷ lệ thất thoát được kiểm soát đã giúp công việc sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định, doanh thu ngày một tăng, công tác quản lý vận hành và bảo dưỡng được tốt hơn, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện.

Hiện mạng lưới cấp nước của công ty cung cấp liên tục 24h/7 cho nhân dân và các nhu cầu công nghiệp, dịch vụ thương mại để phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Người dân được sử dụng nước với chất lượng tốt, an toàn tránh được các bệnh lây nhiễn do nguồn nước gây ra. Việc trả phí của các hộ gia đình được tính đúng, tính đủ thông qua đồng hồ nước giúp nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước trở nên hiệu quả hơn, tránh thất thoát lãng phí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao hiệu quả quản lý mạng lưới cấp nước ở Hải Phòng (kỳ 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.