Thứ sáu, 19/04/2024 21:35 (GMT+7)

Phát hiện khoa học: Không phải loài cá đại dương nào cũng ăn nhựa!

Phan Ngân (Dịch) -  Thứ năm, 19/07/2018 15:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo một nghiên cứu khoa học công bố trên Phys.org, có những loài cá trong đại dương không có xu hướng ăn nhựa, không như đa số sinh vật biển khác, chúng đã sống sót với một chiếc bụng sạch trơn.

Hải lưu Gulf Stream, nằm dọc theo bờ biển phía nam của Newfoundland (Canada) bị bão hòa bởi nhựa. Các loài cá ở đây kiếm ăn trong khu vực nước mặt, nơi nhựa có xu hướng tích tụ, vì thế đây là vị trí lý tưởng để chúng thu nạp nhựa vào cơ thể.

Đó là quy trình cá nhỏ ăn nhựa, nhưng những loại cá lớn hơn ăn những con cá nhỏ, và đặc biệt là khi con người ăn những loài cá lớn đó thì sao?

Trong năm 2016, phòng thí nghiệm của chúng tôi đã thu lượm 134 con cá tuyết bạc để kiểm tra tốc độ ăn nhựa của chúng. Kể từ khi cá tuyết bạc là những "kẻ săn mồi" ăn cá trong vùng nước bề mặt (nơi nhựa có xu hướng tích lũy), thì chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều nhựa trong bụng của chúng.

Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, khi chúng tôi mổ bụng số cá này, chúng tôi lại không hề thấy có nhựa. Hóa ra điều này là bình thường! 

Nhiều loài cá đang ăn nhựa dưới đại dương và con người lại ăn cá!

 Một số loài cá không hề ăn nhựa

Lúc đầu, chúng tôi tự hỏi kết quả của chúng tôi có là một thống kê bất thường hay không. Hầu hết các tài liệu khoa học báo cáo tỷ lệ cá ăn nhựa nhiều hơn kết quả 0% của chúng tôi. Khi chúng tôi xem xét kỹ hơn các nghiên cứu khác thì nhận thấy rằng: chỉ có trên 50% tất cả các loài cá ăn nhựa.

Nhưng thói quen khi ăn của các loại cá rất khác nhau. Các loài, lứa tuổi và khu vực săn mồi khác nhau làm cho một số loài có khả năng ăn nhiều nhựa hơn những loại khác. chỉ có một số loài cá ăn trong khoảng nước giữa đại dương, hay khu vực có ít rác thải nhựa hơn.

Chúng tôi đã phân tích các kết quả của những nghiên cứu này để xem dữ liệu về mỗi loài. Qua đó thấy rằng 41% tất cả các loài được nghiên cứu không ăn nhựa! Vì thế cá tuyết bạc với kết quả ăn nhựa bằng 0% của chúng không hề bất thường chút nào.

Ngạc nhiên khi tỷ lệ ăn nhựa bằng 0% trên một số loài cá

Tại sao các chuyên gia không biết rằng: chúng ta có cơ hội không tìm thấy nhựa trong bụng một vài loài cá? Có hai lý do cơ bản.

Cá tuyết bạc - loài cá được cho là không bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa đại dương.

Đầu tiên, trong khoa học, thật khó để công bố một kết quả nghiên cứu bằng 0%. Các nghiên cứu đều tính trung bình tỷ lệ ăn nhựa với tất cả các loài, làm xáo trộn tỷ lệ của mỗi loài độc lập.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu về mức độ ăn của cá dường như nghiên cứu trên tất cả cá trong một khu vực. Các nhà khoa học thường sử dụng lưới để bắt nhiều loại cá trong một khu vực, và sau đó báo cáo tỷ lệ ăn nhựa cho tất cả các loài trong khu vực đó, thay vì tập trung vào thực trạng ăn của một loài.

Tác động của con số 0

Nếu chúng ta đầu tư vào việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm nhựa, thì các hành động can thiệp của con người phải phản ánh sự phân bố không đồng đều này.

Ví dụ, chúng ta có thể bắt đầu với các loài ăn nhiều nhựa nhất hoặc bị ảnh hưởng nhiều nhất từ nhựa. Thật khó để giải quyết một vấn đề như rác thải nhựa đại dương mà không có sự phân biệt rõ ràng.

Hãy xem xét một ví dụ. Động vật thủy sinh ăn mồi như cá lake trout hoặc cá voi sát thủ có thể tích lũy hóa chất như PCB. Khi chúng ta ăn những con cá này, các hóa chất có ảnh hưởng lớn đến thai nhi đang phát triển, trẻ em và cả người trưởng thành.

Đây là lý do tại sao các bà bầu được tư vấn ăn lượng cá phù hợp và khác hẳn so với người bình thường.

Từ đó tạo ra các khuyến cáo chung để phân loại đâu là người có nhiều rủi ro ảnh hưởng từ ô nhiễm nhựa hơn những người khác. Đây là nguyên tắc cơ bản của việc xác định ô nhiễm trong cả khoa học và đời sống. Đây cũng là lý do khiến con người tìm hiểu về các loài không ăn nhựa và sự quan trọng của việc này đối với cả sức khỏe cộng đồng.

Những con số ít ỏi về rác thải nhựa

Tỷ lệ tiêu thụ nhựa không đáng kể của các loài cá không phải là con số ít ỏi duy nhất mô tả về ô nhiễm nhựa. Rất nhiều các con số đã được công bố về ô nhiễm nhựa đại dương vẫn đang đứng ở mức tốt.

Ví dụ, theo số liệu thống kê của Ấn Độ cho biết "vào năm 2050 sẽ có nhiều nhựa hơn cá trong đại dương", số liệu này ước tính cho cả trọng lượng cá trên toàn cầu và tất cả các loại nhựa trên biển nói chung, con số "là một minh họa hữu ích nhưng nó không có sự kiểm chứng", có nghĩa là chúng ta không thể biết số đó có chính xác hay không. 

Một số loại cá chúng ta ăn có thể chứa nhựa, một số khác có thể không, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề nhựa trong đại dương của chúng ta. Nguồn: Shutterstock.

 Tương tự như vậy, các xét nghiệm ước tính xem nhựa mất bao lâu để phân hủy lại được "tiến hành tại các điều kiện không liên quan đến môi trường bên ngoài", theo truyền thông tổng hợp thì việc này mất khoảng từ 10 đến 10.000 năm.

Những con số trên xác định khoảng thời gian phân hủy dài hơn cả quãng thời gian nhựa có mặt trên hành tinh (nhựa được phát minh cách đây khoảng 150 năm), cộng với các điều kiện trong phòng thí nghiệm dẫn đến những ước tính đó không sát thực.

Chúng ta cũng không biết có bao nhiêu nhựa từ đất liền thải ra đại dương, hoặc bao nhiêu ống hút được xả vào môi trường mỗi ngày. Mặc dù chúng tôi đã có một số thí nghiệm và ước tính được các con số chính xác để chứng minh vấn đề ô nhiễm nhựa.

Phương pháp

Qua phân tích trên, có thể thấy một dấu hiệu tốt, đó là các con số ước tính về ô nhiễm đại dương vẫn không hoàn toàn chính xác.

Chúng ta đếm nhựa đã có hoặc không có trong ruột một con cá, nhìn vào cuối của giai đoạn tiêu thụ chất thải nhựa, thay vì tìm hiểu làm thế nào để nhựa có mặt trong ruột cá. Thay vì hỏi cá ăn "bao nhiêu" nhựa mỗi ngày thì chúng ta có thể chuyển sang tìm "lý do" và "cách" giải quyết việc này.

Đồng nghĩa với việc, thay vì tập trung vào tác hại - các tác động của nhựa - chúng ta có thể nhìn vào sự thật kinh hoàng và tìm ra nguyên nhân gây ra những tác hại tiềm ẩn này. Đó chính xác là con người.

Khi chúng tôi lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu này của mình, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư phản đối. Các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội đã cáo buộc chúng tôi làm việc cho ngành công nghiệp nhựa. Tuy nhiên, không phải vậy. Mối quan tâm của công chúng là kết quả bằng 0% của chúng tôi ngụ ý rằng không có vấn đề với ô nhiễm nhựa đại dương.

Không gì có thể hơn sự thật. Chúng ta thấy tác hại không đồng đều của rác thải nhựa đối với loài cá trong đại dương, không có nghĩa là việc ô nhiễm nhựa không xảy ra trên toàn bộ đại dương trên trái đất, nó chỉ xảy ra không đồng đều mà thôi. Ngành công nghiệp nhựa vẫn là nguồn duy nhất làm phát sinh chất thải nhựa và sẽ ảnh hưởng tới bất kể loài cá nào, dù chúng có khuynh hướng ăn nhựa hay không. 

Bất kể chúng ta có tìm thấy chất dẻo nhựa trong bụng một loài cá hay không thì con đường dẫn nhựa vào đại dương vẫn giữ nguyên như vậy.

Là một nhà khoa học, tôi muốn nêu bật các câu hỏi "cách giải quyết ô nhiễm nhựa" và "tại sao nó lại xảy ra" và phản đối với những nghiên cứu cho câu hỏi "có bao nhiêu" nhựa trong đai dương.

Khoa học không nói điều gì là đúng hay sai, khoa học chỉ để định lượng sự xuất hiện và sự tổn hại của một thứ gì đó tới môi trường. Khoa học có thể nói không có gì, "làm thế nào", "tại sao" hoặc "những gì bây giờ". Tất cả những điều đó là thứ để chúng ta xem xét.

Nguồn:  "Not all marine fish eat plastics", Phys.org

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện khoa học: Không phải loài cá đại dương nào cũng ăn nhựa!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...