Thứ bảy, 20/04/2024 21:00 (GMT+7)

Long An kiên quyết không chấp nhận nhiệt điện than

MTĐT -  Thứ năm, 27/09/2018 11:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học từng nhiều lần lên tiếng cảnh báo việc trung tâm điện lực Long An được xây dựng, sử dụng nguyên liệu than sẽ làm tăng ô nhiễm không khí đối với thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 24.9.2018, ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, cho biết : Quan điểm của tỉnh nếu xây dựng trung tâm điện lực trên địa bàn, Long An chỉ chấp nhận nguồn nguyên liệu khí hóa lỏng, không chấp nhận nhiệt điện than. Quan điểm nhất quán của lãnh đạo tỉnh “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”.

Ước tính, nếu nhà máy nhiệt điện than này đi vào vận hành sẽ đóng góp đến 1/3 nguồn thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, người dân và chính quyền địa phương rất lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. “Quan điểm của lãnh đạo tỉnh nhất quán như thế, không chấp nhận nhiệt điện than”.

Lãnh đạo tỉnh Long An cho biết đã đi tìm hiểu và tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư nhiệt điện than đến từ các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng vẫn không thể yên tâm. Các nhà khoa học từng nhiều lần lên tiếng cảnh báo việc trung tâm điện lực Long An được xây dựng, sử dụng nguyên liệu than sẽ làm tăng ô nhiễm không khí đối với thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì TP. HCM là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất nước, nơi có hàng chục triệu dân cư và tác hại đến nền kinh tế là rất lớn khi sức khỏe người dân bị ảnh hưởng.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong thời gian gần đây, Long An đã cấp phép đầu tư một số dự án điện mặt trời. Theo các chuyên gia, nếu tỉnh Long An kiên quyết không chấp nhận nhiệt điện than, nhiều khả năng dự án này sẽ phải hủy bỏ. Trước đó, tỉnh Bạc Liêu cũng đã từ chối dự án nhiệt điện than (Cái Cùng) để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề nuôi tôm và thay vào đó phát triển điện gió. Tại Bạc Liêu, khu vực phát triển điện gió hiện còn là điểm du lịch có tiếng của tỉnh (TN, ngày 25/9/2018) Quyết định của UBND tỉnh Long An là đúng đắn. Người tiêu dùng lo lắng không phải chỉ chịu giá điện cao mà lo lắng nhất là ô nhiễm môi trường. Ngay Trung Quốc cũng tháo dỡ toàn bộ nhà máy nhiệt điện than, các nước Châu Âu cũng đình chỉ việc phát triển nhiệt điện than vì ô nhiễm. Tại Việt Nam nhiệt điện than
đang gây ô nhiễm ở nhiều vùng do ô nhiễm nguồn nước, không khí độc và bụi than.

Nhiều nhà máy bụi than tích lũy ngày càng lớn vì khả năng tái chế không vượt quá 50%. Dân cư quanh nhà máy nhiệt điện than đều rất kêu vì ô nhiễm. Nhà nước nên nghiêm khắc, cấm các doanh nghiệp vì lợi ích nhóm mà nhập các nhà máy nhiệt điện than bị thải loại đưa vào Việt Nam nhất là của Trung Quốc.

Khảo sát của Ngân hàng Thế giới khẳng định Việt Nam có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng công suất 513.360 MW, nhiều hơn 100 lần công suất thủy điện Sơn La, hơn 10 lần tổng công suất cuả cả ngành điện năm 2015. Việt Nam lại có trên 3200km bờ biển nên rất thuận lợi cho việc phát triển năng lượng gió. Năng lượng mặt trời cũng rất lớn. Đáng tiếc các nhà điện lực Việt Nam chưa quan tâm.
Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần khẳng định “Chúng ta kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy đầu tư từ nước ngoài”.
Trả lời kiến nghị này, ngày 12.9.2018, Thứ trưởng bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng ký văn bản gửi UBND tỉnh Long An. Theo Bộ Công thương, Trung tâm điện lực Long An được lập theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg, ngày 18.3.2016. Quy hoạch TTĐL Long An sẽ sử dụng nguyên liệu than, tổng vốn đầu tư trên 5 tỉ USD, gồm 2 nhà máy: Long An I với quy mô 2 x 600MW, vận hành năm 2024 – 2025; Long An II với quy mô 2 x 800MW, vận hành năm 2027 – 2028; dự kiến xây dựng tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước bên bờ song Vàm Cỏ. Tổng diện tích sử dụng trên bờ và mặt nước được quy hoạch trên 360ha (trên bờ 232,18ha, mặt nwocs 129ha). Nhu cầu than 7,6 triệu tấn/năm (2 nhà máy).

 Ảnh minh họa

Lượng tro xỉ của 2 nhà máy là 450.000 tấn/năm. Tổng lượng nước làm mát cho 2 nhà máy là 130 m3 /giây. Đây là một trong những dự án năng lượng đầu tư theo hình thức BOT. Các dự án khi vận hành hằng năm sản xuất khoảng 17 tỉ kWh, tham gia cấp điện cho tỉnh, các tỉnh phía nam và hệ thống điện quốc gia.

Đây là việc làm biết trước là kết quả xấu, ảnh hưởng không chỉ đến với nhân dân Long An, mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Việc UBND tỉnh Long An không chỉ nghĩ cho mình mà nghĩ đến lợi ích chung là hoàn toàn đúng đắn. Trước khi quyết định tỉnh đã khảo sát ở nhiều nước và lắng nghe nhiều ý khiến của các nhà khoa học, như vậy việc làm của tỉnh Long An rất nghiêm túc và thận trọng, có trách nhiệm và đứng đắn, lẽ nào Bộ Công thương lại không quan tâm đến vấn đề này . Nếu các đồng chí sợ trách nhiệm thì cần phải xin ý kiến của Chính phủ trước khi quyết định. Tôi tin rằng Chính phủ bao giờ cũng đặt lợi ích chung lên trên và xem lợi ích môi trường làm trọng. Tôi tin tưởng quyết định của UBND tỉnh Long An được chấp nhận./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Long An kiên quyết không chấp nhận nhiệt điện than. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất