Thứ sáu, 29/03/2024 05:36 (GMT+7)

Giới thiệu các công trình cấp nước tiêu biểu Việt Nam

MTĐT -  Thứ ba, 30/10/2018 17:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kể từ ngày 01/11, Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc "Các công trình cấp nước tiêu biểu Việt Nam".

Với vai trò là đơn vị truyền thông, là cầu nối các doanh nghiệp và các đối tượng khác hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước, môi trường đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, công nghiệp và nông nghiệp ở Việt Nam, đồng thời là trung tâm thông tin, hỗ trợ và phát triển chuyên môn cho các doanh nghiệp cấp thoát nước và môi trường, kể từ ngày 01/11/2018, Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử (www.moitruongvadothi.vn) trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc "Các công trình cấp nước tiêu biểu Việt Nam".

Đây là ghi nhận và đánh giá, lựa chọn của VWSA đối với các công trình cấp nước tiêu biểu nhân dịp 30 năm phát triển và đổi mới công nghệ trong lĩnh vực cấp nước đô thị ở Việt Nam, nhằm tổng kết, đánh giá, rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, những giải pháp kỹ thuật và quản lý, tôn vinh những mô hình tốt đã xây dựng được trong thời gian vừa qua, chia sẻ thông tin, các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các thành công, tạo động lực cho các đơn vị cấp thoát nước tiếp tục đầu tư nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ cho cộng đồng.

Các loại dự án, công trình tiêu biểu bao gồm:

1. Các sản phẩm chế tạo, dự án hay công trình cấp nước được thi công lắp đặt, đã được ứng dụng vào thực tế (kể cả xây dựng mới và cải tạo);

2. Hoạt động vận hành, bảo dưỡng, quản lý công trình và hệ thống; các mô hình tổ chức quản lý hệ thống cấp nước hay một/ một số hợp phần của hệ thống cấp nước đô thị.

Tiêu chí lựa chọn các dự án, công trình tiêu biểu:

1. Dự án, công trình đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra;

2. Giải pháp có tính đặc thù, có tính mới, sáng tạo;

3. Dự án, công trình mang lại hiệu quả tích cực về mặt kỹ thuật và tài chính cho doanh nghiệp và/hoặc cho địa phương;

4. Dự án, công trình mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển bền vững;

5. Tính phức tạp, liên ngành của bài toán được giải quyết;

6. Các tác động tiêu biểu, tích cực khác, làm cho dự án, công trình trở thành khác biệt.

Danh sách Hội đồng xét chọn các công trình cấp nước tiêu biểu

1. Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Ứng Quốc Dũng, Phó Chủ tịch VWSA (Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng)

2. Phó Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ VWSA (Nguyên Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng)

3. Thư ký Hội đồng: GS. TS. Nguyễn Việt Anh, Trưởng Ban KHCN , VWSA (Viện trưởng Viện khoa học và kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng) 

Các thành viên Hội đồng:

1. PGS. TS. Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng.

2. ThS. Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng Cấp nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng.

3. Ông Nguyễn Văn Thiền, Phó Chủ tịch VWSA, Chủ tịch, TGĐ. Công ty CP nước - Môi trường Bình Dương.

4. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Chi hội Cấp nước miền Bắc.Giám đốc Công ty CP nước sạch Quảng Ninh

5. Ông Trương Công Nam, Chủ tịch Chi hội Cấp nước miền Trung, Chủ tịch  HĐQT Công ty CP cấp nước Thừa Thiên Huế

6. Ông Đặng Văn Ngọ, Chủ tịch Chi hội Cấp nước Miền Nam.Tổng Giám đốc Công ty CP cấp nước Sóc Trăng.

7. PGS. TS.Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường , chuyên gia.

8. PGS.TS. Nguyễn Văn Tín, Trường ĐH Xây dựng, chuyên gia.

9. Ths Vũ Hồng Dương, Chủ tịch  Công ty CP Cấp nước Hải Phòng, chuyên gia.

10. Ông Đinh Chí Đức, Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Bà Rịa -Vũng Tàu, chuyên gia.

11.TS. Nguyễn Như Hà, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam VIWASE.

Tổ thư ký Hội đồng:

1. Bà Nguyễn Thị Bích Đào, Chánh Văn phòng VWSA

2. TS. Nguyễn Phương Thảo, Bộ môn Cấp thoát nước, Trường Đại học Xây dựng.

Tổ chức xuất bản:

TS. LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Nâng công suất và hợp lý hóa sản xuất nhà máy nước An Dương, Hải Phòng (Kỳ 1)

  • Địa điểm xây dựng: số 249 Tôn Đức Thắng, Q.Lê Chân, Hải Phòng.
  • Thời gian xây dựng: từ năm 1990 đến năm 2018.
  • Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ năm 1990 đến nay.
  • Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:
  • Công suất thiết kế: 000 m3/ngđ. Công suất thực tế: 140.000 m3/ngđ.
  • Số dân được phục vụ: 1 triệu người.
  • Nguồn vốn: vốn Công ty và vốn vay ODA.
  • Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày.
  • Chỉ số tiêu thụ điện năng: 0,24 kW/m3.

Công ty đã cải tạo, nâng công suất nhà máy từ 60.000m3/ngđ lên 140.000 m3/ngđ dựa trên dây chuyền công nghệ cũ từ những năm 1960 để lại. Các giải pháp thực hiện nâng công suất và hợp lý hóa sản xuất nhà máy nước An Dương đều có tính đặc thù của thực tế công trình xử lý và tính sáng tạo riêng trong việc nghiên cứu lý thuyết khoa học và thực tế vận hành, nghiên cứu ứng dụng. Trong đó giải pháp chuyển đổi bể lọc 1 lớp thành 2 lớp vật liệu lọc.

Công ty kết hợp với chuyên gia Phần Lan và trường Đại học Xây dựng Hà Nội chạy thử nghiệm đầu tiên ở miền Bắc để tìm ra loại vật liệu, cỡ hạt hiệu quả, chế độ vận hành và rửa lọc cho phù hợp và là đơn vị cấp nước đầu tiên áp dụng thành công tại Việt Nam. Công ty đã tự nghiên cứu, chế tạo máy hút bùn cặn dùng tời kéo, kinh phí giảm 5 lần so với mua sắm thiết bị mới.

Chất lượng nước sau xử lý được nâng cao, chi phí điện năng giảm. Độ đục nước phát luôn đạt < 0,2 NTU.

Các giải pháp, công trình áp dụng để hợp lý hóa công tác sản xuất nước sạch tại nhà máy nước An Dương đều đã đem lại hiệu quả tích cực, rõ rệt về mặt kỹ thuật. Các giải pháp này đều xuất phát từ lý thuyết khoa học và kết hợp với thực tế kinh nghiệm vận hành quản lý.

Chi phí đầu tư ít phù hợp với nguồn tài chính của Công ty, tuy nhiên giải quyết được ngay vấn đề trước mắt đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong khi đợi Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp nhà máy. Nhà máy đã góp phần đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân và nhu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch dịch vụ, nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2000 - 2018.

Việc cải tạo nhà máy rất phức tạp do vẫn phải đảm bảo sản xuất, cung cấp nước liên tục cho các nhu cầu sử dụng nước của nười dân và thành phố với chất lượng đảm bảo an toàn. Do vậy, trong quá trình thi công phải xây dựng các phương án để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tới các công trình khác.

Việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai chuyển đổi bể lọc nhanh 1 lớp vật liệu lọc thành bể lọc 2 lớp vật liệu lọc, từ thành công của Nhà máy nước An Dương, đến nay đã áp dụng cho toàn bộ các khối bể lọc của các nhà máy nước do Công ty quản lý, giải quyết được vấn đề nâng cao hiệu quả vận hành và công suất vận hành của công nghệ lọc nhanh, qua đó tiết giảm kinh phí vận hành và kinh phí đầu tư xây dựng các khối bể lọc mới nhằm nâng công suất nhà máy.

Bạn đang đọc bài viết Giới thiệu các công trình cấp nước tiêu biểu Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.