Thứ sáu, 29/03/2024 04:24 (GMT+7)

Bể lắng – lọc thông minh, thân thiện với môi trường ở Huế (Kỳ 10)

MTĐT -  Thứ ba, 13/11/2018 09:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là công nghệ xanh, ứng dụng nguyên lý thủy lực cho toàn bộ công đoạn khuấy trộn, phản ứng tạo bông, tạo tầng cặn lơ lửng…. Hệ thống được hợp khối.

- Địa điểm xây dựng: Đồi Quảng Tế, đường Thanh Hải, phường Thủy Xuân, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thời gian xây dựng: từ 02/2017 đến 11/2017. Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ tháng 11/2017.

- Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:

+ Công suất thiết kế: 90.000 m3/ngđ.

+ Số dân được phục vụ: 600.000 dân.

+ Tổng mức đầu tư: 81 tỷ đồng (Năm 1998: 16,7 tỷ đồng; Năm 2009: 63,4 tỷ đồng; Năm 2017: 2,9 tỷ đồng (nâng cấp mở rộng đơn nguyên 1, Quảng Tế 2).

+ Nguồn vốn: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.

+ Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày.

+ Chỉ số tiêu thụ điện năng: 0,0092 kW/m3.

Bể lọc sau khi nâng cấp.

Đây là công nghệ xanh, ứng dụng nguyên lý thủy lực cho toàn bộ công đoạn khuấy trộn, phản ứng tạo bông, tạo tầng cặn lơ lửng…. Hệ thống được hợp khối. Cải tiến phương pháp thu và nén cặn và đưa cặn sang bể nén cặn nhờ quá trình thu liên tục lớp nước trong của bể nén cặn đưa sang bể lọc. Trên mỗi bể lắng lắp đặt các điểm lấy mẫu nên lớp cặn được kiểm soát chính xác hơn.

Bể lắng vận hành với tải trọng lắng cao từ 7-8 m/h; Cải thiện hệ thống châm cặn bổ sung khi bể lắng có hiện tượng suy giảm nồng độ cặn. So sánh hiệu quả với công nghệ bể lắng cũ: Công nghệ cũ: Sau lắng: Độ đục 2,5 NTU, Tảo 80 TB/l, Mn: 0,051 mg/l; Bể chứa nước sạch: Độ đục 0,09 NTU, Mn: 0,01 mg/L. Công nghệ mới: Sau lắng: Độ đục <0,5 NTU, Tảo 40 TB/l, Mn: 0,022 mg/l; Bể chứa nước sạch: Độ đục 0,007 - 0,02 NTU, Mn: 0,001 mg/L. Sắt, mangan, tảo đều giảm hơn 30% so với trước đây. Cặn ở ngăn chứa đến khi đạt nồng độ yêu cầu của máy ép bùn thì mới được xả. Thay đổi quy trình súc rửa lọc, tiết kiệm nước rửa 27% và thời gian rửa giảm 60%; Duy trì ổn định chiều cao mực nước trên lọc 1,6 - 2,2 m.

Bể lắng sau khi nâng cấp. 

Dự án đã tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư công trình: do được vận hành với tải trọng lắng cao, tiết kiệm hơn 3 tỷ đồng; Tiết kiệm chi phí đầu tư máy khuấy và hệ thống điều khiển (2 tỷ) do áp dụng nguyên lý thủy lực; Tiết kiệm chi phí điện năng cho hệ thống máy khuấy và quá trình rửa lọc do nước sau lắng có độ đục thấp (hơn 95 triệu đồng); Tiết kiệm hóa chất xử lý hơn 497 triệu đồng; Tiết kiệm chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng hơn 17 triệu đồng; Tiết kiệm cho phí xả cặn bể lắng hơn 16 triệu đồng; Tổng giá trị làm lợi hàng năm là hơn 5,8 tỷ đồng; Thân thiện môi trường: Giảm 10% điện năng tiêu thụ; Nghiên cứu chế tạo thành công máy điện phân Javen đưa vào sử dụng thay thế Clo lỏng.

Dự án được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và chất lượng nước (xử lý hiệu quả các nguồn nước hạ lưu có chất lượng nước nguồn suy giảm); Đảm bảo độ đục sau lắng <0,5 NTU, độ đục nước sau lọc 0,02 NTU, sắt và mangan nhỏ hơn 0,001 mg/l. Giải pháp có thể được áp dụng rộng rãi để nâng cấp hoặc xây dựng mới các nhà máy xử lý nước sạch, nhằm nâng công suất khai thác, nâng cao hiệu quả xử lý và chất lượng nước.

Khuôn viên nhà máy. 

Bạn đang đọc bài viết Bể lắng – lọc thông minh, thân thiện với môi trường ở Huế (Kỳ 10). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.