Thứ sáu, 19/04/2024 08:41 (GMT+7)

Yêu Côn Đảo, những người trẻ làm về đi nhặt 15 đến 20 bao tải rác

MTĐT -  Thứ ba, 22/11/2016 14:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - 'Chúng tôi nhặt rác không kể tuần mấy lần, cứ phát hiện có rác là tổ chức làm ngay. Mỗi lần, nhóm gom được từ 15 đến 20 bao tải rác hoặc 4 đến 6 thùng đựng rác 240 lít', trưởng nhóm thiện nguyện nói.

Gần 1 tháng nay, người dân sống ở huyện Côn Đảo và du khách thường xuyên bắt gặp một nhóm bạn trẻ nhặt rác dọc đường bờ biển, quanh quán nhậu trong khu dân cư.

Thời gian hoạt động của họ là sau 17 giờ chiều. Không có lịch dọn dẹp cố định, cũng không phải là nhân viên vệ sinh, song ở đâu có rác là ở đó có mặt các bạn này.

Vì một Côn Đảo màu xanh 

Đó là tên của nhóm thiện nguyện chuyên dọn rác ở Côn Đảo gây chú ý thời gian qua.

Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1984, tại huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu), trưởng nhóm tình nguyện, chia sẻ vớiThanh Niên: “Nhóm của chúng tôi có khoảng 20 bạn, hoạt động từ 5 giờ chiều, sau khi đi làm về. Thời gian trong ngày, các thành viên chia nhau chạy khắp tuyến đường và các dọc bãi biển, các khu vực thường có nhiều người tụ tập nhậu nhẹt. Phát hiện nơi nào có rác, các bạn lập tức thông báo cho nhau biết. Bạn nào sắp xếp được thời gian thì tham gia thu gom rác thải”.

Các bạn trẻ tham gia nhóm “Vì một Côn Đảo màu xanh” có độ tuổi từ 20 đến 55. Nghề nghiệp chính của họ là hướng dẫn viên du lịch, làm về dịch vụ du lịch, công chức nhà nước. Đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, song điểm chung lớn nhất giữa những người trẻ hăng hái tham gia nhặt rác là tình yêu lớn dành cho Côn Đảo, mong muốn giữ mãi sự trong lành cho mảnh đất hoang sơ đang được nhiều người biết đến.

Anh Hùng (đang là quân nhân), người thành lập nhóm, tâm sự: “Thời gian gần đây, khách du lịch và dân nhập cư trên Côn Đảo ngày càng lớn. Tình trạng xả rác cũng bắt đầu tăng theo. Tôi không muốn Côn Đảo xấu đi trong mắt du khách hay bị ô nhiễm thêm. Thông qua việc thành lập nhóm nhặt rác, tôi muốn góp sức giữ Côn Đảo trong lành và sạch đẹp. Đó cũng là động lực để tôi cùng các anh em duy trì hoạt động này”.

Theo anh Hùng, Côn Đảo đang bị “tấn công” bởi 2 loại rác thải lớn đó là rác từ đại dương và rác sinh hoạt của người dân. Trong đó, rác từ đại dương là khó xử lý nhất.

Côn Đảo nằm giữa biển khơi. Rác từ các ghe tàu, thuyền, ngư dân khắp nơi xả xuống biển, rồi rác theo sóng tấp vào Côn Đảo. Chính quyền địa phương có thể chỉ đạo thu gom nhưng không thể cấm được. Rác đến từ khách ăn nhậu, dân lao động công trình, người địa phương chỉ cần làm tốt công tác tuyên truyền và có sự can thiệp của chính quyền thì có thể hạn chế và tiến tới chấm dứt.

“Chúng tôi nhặt rác không kể tuần mấy lần, cứ phát hiện có rác là ngày đó nhóm tổ chức làm ngay. Nhiều người dân, doanh nghiệp, người nước ngoài trên đảo ủng hộ nhiệt tình khi thấy nhóm tôi đi gom rác. Họ góp tiền hỗ trợ nhóm mua thùng đựng rác và dụng cụ vệ sinh khác.

Mỗi lần dọn vệ sinh, nhóm “Vì một Côn Đảo màu xanh” thu về từ 15 đến 20 bao tải rác hoặc 4 đến 6 thùng đựng rác 240 lít. Một thành viên (làm việc bên công trình công cộng) chuyên giúp đỡ nhóm mượn dụng cụ lúc thiếu. Sau khi rác được thu gom và tập kết tại một điểm, thành viên này sẽ liên hệ với Ban quản lý Công trình công cộng điều xe đến thu gom.

“Mục đích của tôi khi phát động phong trào thiện nguyện này không phải chỉ là để dọn hết những nơi nào có rác. Tôi muốn người dân chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường sống. Khi thấy khách du lịch xả rác, các tình nguyện viên không nói gì. Họ lặng lẽ nhặt rác bỏ vào thùng. Việc làm này đã khiến một số đoàn khách du lịch cảm thấy ‘nhột’ và tự nâng cao ý thức”, Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Ấm lòng sau những giờ nhặt rác

Sau một ngày dài lao động, người trẻ trên Côn Đảo bắt tay ngay vào việc gom dọn rác thải, thế nhưng, họ không hề thấy mệt nhọc hay khó chịu. Người trẻ đến với hoạt động trên với một tinh thần tự nguyện. Sau những giờ lao động nghiêm túc, họ hạnh phúc khi nhìn thấy mảnh đất nơi mình sinh sống ngày một sạch đẹp hơn, văn minh hơn.

Nhóm thiện nguyện do anh Hùng lập ra không chỉ là nơi để bạn trẻ chung tay, góp sức vì một môi trường sống sạch mà đây còn là cơ hội để những người có chung chí hướng thắt chặt tình cảm, chia sẻ với nhau những vui buồn cuộc sống thường nhật.

Đào Văn Đức (sinh năm 1992, tại Nghệ An), thành viên trẻ tuổi nhất của nhóm nhặt rác trên Côn Đảo, kể: “Mình đến với nhóm rất tình cờ, sau khi đọc được một bài kêu gọi của anh Hùng trên Facebook nhóm Dân Côn Đảo. Nhiệm vụ chính của chúng mình là tìm các điểm có rác rồi báo tin cho nhau đi dọn. Điều quan trọng khi tham gia hoạt động này là tinh thần, chứ công việc cũng nhẹ nhàng. Sau khi nhặt rác xong, chúng mình thường tổ chức cà phê hoặc ăn tối. Mọi người hiểu và xích lại gần nhau hơn sau những buổi hàn huyên, tâm sự ngoài giờ làm việc như thế…”.

Đức đang là nhân viên bán vé tàu Dịch vụ vận tại chuyên chở hành khách tại Côn Đảo. 9X mới sống ở Côn Đảo được 2 tháng. Vì yêu cầu công viêc, Đức thay đổi chỗ ở liên tục. Tình yêu lớn với Côn Đảo luôn thôi thúc chàng trai xứ Nghệ hành động vì môi trường sống sạch đẹp.

Với Nguyễn Thị Bích Liễu (24 tuổi, quê Hậu Giang), đang làm hướng dẫn viên du lịch tại Côn Đảo, nhóm thiện nguyện không chỉ là nơi cô thể hiện tình yêu với mảnh đất đã gắn bó 2 năm mà đây còn là “ngôi nhà nhỏ” giúp 9X thấy mình được chia sẻ và quan tâm.

Liễu chia sẻ vớiThanh Niên: “Em rất vui sau mỗi lần dọn sạch một điểm nào đó và thêm tự hào khi hoạt động của nhóm đăng tải lên Facebook được nhiều người ủng hộ. Chúng em bắt đầu nhặt rác từ 5 giờ chiều đến khoảng 6 giờ tối thì nghỉ tay. Hôm nào có lịch học tiếng Anh, em về nhà tranh thủ ăn tối rồi đến lớp, nếu lịch trống, em sẽ ở lại ăn tối cùng các anh chị trong nhóm. Anh Hùng thường mời nhóm đi ăn lẩu, hát karaoke, động viên các bạn sau những giờ nhặt rác”.

“Tụi em được gặp mặt và kết thân với nhau sau những hoạt động ấy. Với em, tham gia nhóm là một việc làm rất ý nghĩa, mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. Em xem đây là ngôi nhà nhỏ thứ 2, ấm áp và nhiều tình thương, của mình trên đảo”, Bích Liễu tự hào.

Theo thanhnien.vn

Bạn đang đọc bài viết Yêu Côn Đảo, những người trẻ làm về đi nhặt 15 đến 20 bao tải rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.