Thứ sáu, 29/03/2024 19:08 (GMT+7)

Hải Phòng: Khai mạc Lễ hội đền Trạng Trình 2019

Nguyễn Thức -  Thứ sáu, 04/01/2019 11:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội ôn lại những kỷ niệm về thân thế, sự nghiệp, tưởng nhớ đến công lao to lớn của Danh nhân Văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Vừa qua, UBND huyện Vĩnh Bảo tổ chức trọng thể khai mạc Lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại quảng trường Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiên, tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Tới dự Lễ hội có Đại đức Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Trưởng Ban Từ thiện xã hội Trung ương, đồng chí Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố, lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, chính quyền địa phương, hàng nghìn du khách thập phương và đông đảo nhân dân trong huyện.

Lễ hội diễn ra từ ngày 02 đến ngày 04/12 (tức ngày 27 đến ngày 29 Âm lịch) trong khuôn khổ lễ hội phần lễ có nghi thức truyền thống như lễ mộc dục, lễ rước văn, cáo yết, biểu diễn hoạt cảnh chèo toát lên lòng yêu nước thương dân, về thân thế cuộc đời, về sự nghiệp và cũng là tri ân 433 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (28/11/1585-28/11/2018 Âm lịch). Phần hội có các tiết mục múa rối, trò chơi dân gian như làm pháo đất, đua thuyền, trưng bày sách tư liệu… các gian hàng trưng bày sản phẩm và hội chợ ẩm thực của địa phương.

Lễ khai mạc

Lễ rước hội

Hoạt cảnh chèo

Như chúng ta đã biết, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi, năm Hồng Đức thứ 21 đời vua Lê Tháng Tông tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.

Trạng Trình xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng. Cụ tổ được tập phong Thiếu bảo, tư quận công; cụ bà được phong Chính phu nhân Phan Thị Huệ Trinh… Phụ thân được phong tước Thái Bảo nghiêm quận công, mỹ tự Văn Định đạo hiệu Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng tài cao, có đức tốt đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.

Thân mẫu Trạng là Nhữ Thị Thục - Từ thục phu nhân là con quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lan ở làng An Tử (Tiên Lãng). Bà là một phụ nữ có tính cách mạnh mẽ, khác thường, nổi tiếng tinh thông Hán học và giỏi thuật số.

Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhỏ tuổi đã nổi tiếng thần đồng, được bố mẹ hết lòng dạy dỗ, rèn cặp nên năng khiếu thông minh ngày càng bộc lộ. Năm 1497, khi 7 tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm sống với cha. Năm 18 tuổi vào Thanh Hoá theo học Đình nguyên Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng, một người nổi tiếng tinh thông Lý học đã đem sở học Dịch lý truyền dạy cho học trò yêu của mình. Sau Trạng về quê mở trường dạy học. Học trò các nơi Sơn Tây, Kinh Bắc, Thăng Long… theo học rất đông.

Được biết, Đền thờ Trạng Trình hiện nay được làm vào thời Nguyễn. Năm 1927 được trùng tu. Theo truyền ngôn đền được dựng trong khu vực Am Bạch Vân xưa, nơi Trạng ngồi dạy học.

Đền xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh có 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung. Năm 1991, nhân kỷ niệm 500 năm ngày sinh danh nhân tổ chức ở Vĩnh Bảo và Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Bộ Văn hoá – Thông tin (Bộ VH-TT & DL) đã công nhận đền thờ Trình Quốc Công là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.

Đền thờ được trùng tu, xây dựng nhiều di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà trí thức rực rỡ một thời và tiêu biểu cho nhiều tầng lớp trí thức Việt Nam là một điểm tham quan, chiêm ngưỡng, nghiên cứu được nhiều khách gần xa tìm đến. Cũng tại đây, hàng năm TP. Hải Phòng đều tổ chức long trọng lễ tôn vinh học sinh, sinh viên xuất sắc của đất Cảng.

Lễ hội ôn lại những kỷ niệm về thân thế, sự nghiệp, tưởng nhớ đến công lao to lớn của Danh nhân Văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây cũng là dịp để Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân trong thành phố về báo công với những kết quả đã đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của năm qua.

Đồng thời đây cũng là dịp tuyên truyền quảng bá điểm Du lịch văn hóa Tâm linh, khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về vùng đất có truyền thống giáo dục, tinh thần hiếu học và lịch sử văn hóa.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Khai mạc Lễ hội đền Trạng Trình 2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới