Thứ ba, 23/04/2024 13:53 (GMT+7)

Quận Tân Bình (TP.HCM): Kênh Hy Vọng có còn hy vọng?

Lê Bảo - Nam Việt -  Thứ sáu, 29/06/2018 14:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên địa bàn TP.HCM hiện nay có rất nhiều kênh, rạch đang ngập tràn trong rác. Những con kênh đang bị “ngộp thở” bởi rác, nhưng dường như chính quyền địa phương đã bó tay ?

Và người dân phải đau đầu khi hằng đêm sẽ có những đối tượng lạ mặt đến nơi mình ở để đổ rác “trộm”?

Kênh Hy Vọng với chiều dài khoảng 2 km, có chức năng thoát nước cho khu vực phía Bắc của sân bay Tân Sơn Nhất. Theo ghi nhận của PV Môi trường Đô thị điện tử, kênh Hy Vọng đi qua địa bàn khu vực phường 15 quận Tân Bình, khiến nhiều người phải chán chê, lắc đầu không nói nên lời, trở thành nỗi kinh hoàng với họ. Tuy hàng tháng người dân vẫn đóng tiền cho dịch vụ thu gom rác nhưng rác vẫn cứ tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của hàng trăm gia đình sống dọc con kênh này. Rác và nhà dân chỉ cách nhau vài bước chân vì những kẻ “lạ mặt” từ nơi khác đến vô tư quăng rác ở gần nhà mình từ vải thừa, lòng heo, bao ni lông, chai nhựa...

Chị Đỗ Phan Kiều Linh - cư dân sống ven kênh Hy Vọng (phường 15, quận Tân Bình) cho biết: Đang ngủ thì nghe tiếng xe ngừng và một tiếng “bịch” như trên trời rơi xuống, làm giật mình. Sáng mở cửa ra trước mắt chỉ toàn rác là rác. Đôi khi bắt gặp một số người lạ đem rác lại vứt bừa bãi, thấy vậy chị nhắc nhở họ, không được gì mà còn bị mắng xối xả vào mặt. Một bộ phận dân cư không có ý thức bảo vệ môi trường chung, người ta chỉ biết sạch nơi họ ở, còn chỗ người khác thì mặc kệ, miễn chỗ mình sạch là được.
Chị Dương Thị Giang cũng là cư dân sống ven kênh Hy Vọng bức xúc nói: mới hôm qua đến thu gom nhưng hôm nay rác lại đầy nhóc vì người khác đem đến đây vứt 3-4 bao tải một lúc. Nhiều thì đêm mới đem đến đây đổ còn ít thì đổ ban ngày. Mình nói thì họ cự cãi, bảo rằng có đổ ở nhà chị đâu. Vì cảm thấy hôi thúi, ruồi muỗi nhiều nên chị và nhiều người khác đã có ý kiến với lãnh đạo phường, tổ dân phố nhưng mọi việc đâu vẫn vào đấy, cơ quan, ban ngành chẳng có biện pháp gì ngăn chặn. Mọi người đành chấp nhận sống chung với rác, giống như một đô thị trong thời kỳ sơ khai vậy!

 Rác thải đầy kênh Hy Vọng và người dân bức xúc vì rác.

Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù khu vực ven kênh Hy Vọng có cắm biển “cấm đổ rác” nhưng trên bờ, dưới lòng kênh vẫn đầy rác, biển báo như là hình thức cho vui, cơ quan chức năng không có biện pháp chế tài, không có đội ngũ quản lý, giám sát vì vậy rác ở nơi đây trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dân!

Mỗi khi trời mưa, nước của kênh Hy Vọng dâng lên đen kịt, rác thải sinh hoạt nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối, là điều kiện lý tưởng để dịch bệnh phát sinh và lây lan nhanh chóng không chỉ người đi đường mà người dân sống gần con kênh cảm thấy bức xúc và không thể nào chịu đựng nổi.

Kênh Hy Vọng nằm trong dự án 4A, có nhiệm vụ tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm của dãy kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên (giai đoạn 2) đã được UBND TPHCM chỉ đạo thực hiện từ năm 2013. Nhưng đến tháng 6/2016, ngân hàng thế giới (WB) và UBND TPHCM đã thống nhất dừng gói tài trợ 400 triệu USD dẫn đến một số dự án đang triển khai thì bị ngừng thi công trong đó có dự án cải tạo kênh Hy Vọng.

Muốn ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, trả lại vẻ đẹp thông thoáng, sạch đẹp cho kênh Hy Vọng nói riêng và toàn thành phố nói chung cần lắm tinh thần và ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, các ngành chức năng phải có biện pháp chế tài thật nặng với người thiếu ý thức, không chấp hành việc bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị thì mới có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xả rác bừa bài này.

Kênh Hy Vọng đang mong chờ được trả lại tên của chính mình...

Bạn đang đọc bài viết Quận Tân Bình (TP.HCM): Kênh Hy Vọng có còn hy vọng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nam Định xây dựng mô hình “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy”
Để đạt “Tỉnh an toàn PCCC”, tỉnh Nam Định đã giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, tới tận các khu dân cư với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”.

Tin mới