Thứ ba, 16/04/2024 12:54 (GMT+7)

Hà Nội: Người dân nói vì về thiết bị thông minh thay thế loa phường?

MTĐT -  Thứ sáu, 12/10/2018 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau một thời gian thí điểm, nhiều người cho cho rằng thiết bị thông minh thay thế loa phường không phát huy tác dụng.

Mới đây, Sở TT-TT Hà Nội đang tổ chức khảo sát, ý kiến người dân về đài truyền thanh phường sau một năm thực hiện đề án "Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội" (Đề án 5133).

Theo đó, theo Đề án này, các phường thuộc quận duy trì từ 5 - 10 cụm loa, 2 loa/cụm (tương ứng 10 - 20 loa/phường). Hệ thống loa truyền thanh phường còn lại được giữ nguyên trạng và tạm dừng phát thanh. Sau 1 năm, cần ban hành phương án chính thức đối với hệ thống đài truyền thanh.

Việc thí điểm thiết bị thông minh thay thế loa truyền thanh phường được UBND TP cho phép thực hiện đến tháng 1/2018. Phạm vi thí điểm là 200 hộ trên địa bàn 4 phường: Kim Mã, Thành Công (quận Ba Đình), Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm), Yên Hòa (quận Cầu Giấy), mỗi phường thí điểm tại 50 hộ gia đình.

Hà Nội tiến hành lấy ý kiến lần 2 về việc thay thiết bị thông minh bằng loa phường. Ảnh: Internet. 

Tuy nhiên, do tiến độ lắp đặt thí điểm, một số hộ gia đình được tiếp cận thiết bị thông minh của Viettel từ cuối tháng 12/2017, nên việc sử dụng thiết bị được tiếp tục thực hiện đến hết tháng 3/2018. Sau khi kết thúc thời gian thí điểm, nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình có thêm thời gian sử dụng thiết bị thông minh, Sở Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị UBND các quận phối hợp, Viettel và MobiFone hỗ trợ thiết bị, sim, kỹ thuật đến khi UBND thành phố quyết định phương án chính thức.

Trong thời gian này, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND các quận, phường, Viettel và MobiFone khảo sát, lấy ý kiến các hộ gia đình được sử dụng thiết bị thông minh. Nội dung khảo sát, lấy ý kiến tập trung vào 2 nhóm chính: Giảm số lượng loa và cụm loa tại các phường thuộc quận và triển khai thiết bị thông minh thay thế loa truyền thanh phường.

Tuy nhiên, theo thông tin trên Zing, tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho rằng thiết bị thông minh thay thế loa phường không phát huy tác dụng.

“Thực tế có nơi thuê cả người bán báo dạo phát loa thông tin về phòng chống dịch bệnh”, ông Phong nói và đề nghị cần phải tính toán kỹ lại việc sắp xếp hệ thống loa phường. Theo ông, vấn đề không đơn giản chỉ là phương tiện kỹ thuật, cần phải đặt nó trong sự phát triển chung của xã hội.

Đồng quan điểm, ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND Hà Nội, cho hay ông nhận được phản ánh người dân không bao giờ sờ đến thiết bị thay thế loa phường được lắp đặt ở góc nhà vì không hiệu quả.

Lãnh đạo UBNB Hà Nội yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đánh giá lại vấn đề này ở các phường đang thí điểm.

Thiết bị thông minh được dùng để thay thế loa phường. Ảnh: Internet. 

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến bày tỏ ủng hộ việc này, Ông Phạm Ngọc Cơ (tập thể A2 Thành Công, Ba Đình) chai sẻ với Vnexpress, M-Gateway có ưu điểm gọn nhẹ, dễ sử dụng, tiêu tốn ít điện năng và rất thuận lợi cho việc tuyên truyền chủ trương chính sách của chính quyền tới người dân.

Khi chưa có thiết bị thông minh, ông Cơ nắm chủ trương, chính sách qua hệ thống loa phường hoặc công văn từ phường gửi xuống. Giờ ông nghe thông tin tại nhà, sau đó thông báo lại cho tổ trưởng để họ viết lên bảng tin khu dân cư.

Đồng tình với chủ trương sắp xếp lại hệ thống loa phường, ông Võ Xuân Tui - Tổ phó dân phố số 7, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, cho hay sau gần một năm sử dụng, gia đình thấy hiệu quả tốt.

"Thông báo qua loa phường sẽ có nhà nghe được nhà không. Nhưng nếu mỗi nhà có một thiết bị thì ai cũng nghe được", ông Tui bày tỏ. Gia đình ông để loa cố định ở cầu thang giữa tầng 1 và 2 nên cả hai tầng đều nghe được âm thanh.

Tuy vậy, người dân cũng chỉ ra một số nhược điểm và những tính năng cần cải tiến. Ông Phạm Ngọc Cơ đề nghị cần có nút chỉnh âm thanh; bật hoặc tắt khi không phải giờ phát để tiết kiệm điện...

Đề cập việc triển khai đại trà, ông Nguyễn Văn Dũng - Tổ trưởng dân phố số 11, phường Yên Hoà, Cầu Giấy e ngại "không khả thi, vì lúc miễn phí người dân còn lắc đầu, nếu triển khai rộng mà tính phí lắp đặt rồi phí hàng tháng sẽ khó được đón nhận".

Sở Thông tin Truyền thông đã tiến hành khảo sát ý kiến người dân về loa phường trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố (Hanoi.gov.vn), thời hạn kết thúc là ngày 25/10. Bản khảo sát đưa ra bốn câu hỏi, lấy ý kiến đồng tình hay không về việc giảm số lượng loa phường, lựa chọn loại hình thay thế... Với mỗi câu hỏi, người dân có thể lựa chọn các phương án trả lời gợi ý sẵn.

Theo kết quả khảo sát đầu tiên, cách đây khoảng 2 năm cho thấy khoảng 90% số người được hỏi cho rằng nên bỏ loa phường, tỷ lệ ý kiến cho rằng thông tin từ loa phường không có ích cũng lên đến 90%.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Người dân nói vì về thiết bị thông minh thay thế loa phường?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Miền Đông Tây Ban Nha cháy rừng dữ dội
Ngày 15/4, giới chức Tây Ban Nha cho biết trong điều kiện nhiệt độ cao bất thường, một trận cháy rừng đã thiêu trụi 500 ha đất tại miền Đông nước này và buộc 180 người phải sơ tán.
Bài thơ: Tháng Tư...
Sao trời nỡ đem mưa về phố vắng//Để tháng Tư ướt đẫm những cung đường//Chân trần bước... đếm ngày trôi thầm lặng//Rẽ lối nào... sẽ gặp lại người thương?!