Thứ năm, 18/04/2024 13:47 (GMT+7)

Chuyên gia lo chống ngập sai gây lãng phí ở TP. HCM

MTĐT -  Thứ tư, 20/06/2018 15:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia, công tác chống ngập ở TP. HCM chưa được nghiên cứu thấu đáo, có thể gây ra tình trạng lãnh phí vì tiền chi nhiều nhưng hiệu quả không tương xứng...

Theo báo Pháp luật TP. HCM đưa tin, phát biểu tại hội thảo “Tác động của ngập lụt đến kinh tế - xã hội của TP. HCM”, do Trung tâm Công nghệ môi trường (thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) tổ chức sáng vào sáng nay (20/8), kỹ sư Vũ Hải - người có hơn 50 kinh nghiệm trong lĩnh vực thoát nước đã bày tỏ: “Công tác chống ngập cho TP. HCM chưa được nghiên cứu thấu đáo, có thể gây ra tình trạng lãnh phí vì tiền chi nhiều nhưng hiệu quả không tương xứng...”

Theo ông Hải, để công tác chống ngập tại TP. HCM đạt hiệu quả cần phải rà soát đánh giá lại tất cả các dự án chống ngập đã và đang thực hiện, nhất là những dự án có dấu hiệu yếu kém về thiết kế nhưng kinh phí lại quá cao...

Cũng tại hội thảo, TS Đỗ Văn Lĩnh, Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, cho biết qua quá trình nghiên cứu cho thấy sông Sài Gòn có hiện tượng đứt gãy được xem là một trong những nguyên nhân chính gây sụt lún, ngập lụt khu vực TP. HCM. Ông lo ngại tình trạng này có thể gây thêm khó khăn cho công tác chống ngập của TP.

Do đó, TS Lĩnh đề xuất việc đánh giá tình trạng ngập úng ở TP. HCM cần xem xét, làm rõ thêm về hoạt động dứt gãy sông Sài Gòn. Xem đây như tham số đầu vào để có sự đồng bộ trong quy hoạch phát triển đô thị của TP.

Thời gian qua, vấn đề chống ngập ở TP. HCM đã làm đau đầu các nhà quản lý và đến nay vẫn chưa có phương án nào khả thi.

"Rốn ngập" Nguyễn Hữu Cảnh dù được trang bị siêu máy bơm chống ngập nhưng vẫn hoàn ngập. Ảnh: Internet.

TP. HCM cũng đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các công trình chống ngập trên nhiều tuyến đường, nhưng tình trạng ngập vẫn không giảm. Thậm chí có nơi càng chống càng ngập khiến người dân đặt câu hỏi về hiệu quả của các công trình nâng đường, thay cống... khi đầu tư chống ngập nửa vời.

Tiêu biểu cho các dự án “càng chống càng ngập” là đường Nguyễn Văn Quá (quận 12) với kinh phí nâng đường, thay cống 163 tỷ đồng và đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) với 136 tỷ đồng. Dù được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng đường, thay cống hộp nhưng ngập vẫn hoàn ngập.

Còn tại rốn ngập Nguyễn Hữu Cảnh dù được trang bị siêu máy bơm chống ngập, nhưng hễ mưa là ngập. Theo Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường, hệ thống thoát nước đường Nguyễn Hữu Cảnh nằm trong vùng địa chất yếu nên đã hư hỏng. Cống bị gãy mối nối và bồi lắng cát, không đảm bảo thiết kế ban đầu dẫn đến không thoát nước được.

Và mới đây, để tìm giải pháp chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất, ông chủ của siêu máy bơm chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh là Tập đoàn công nghiệp Quang Trung (chủ đầu tư “siêu máy bơm”) lại tiếp tục đưa ra đề xuất chống ngập lưu vực sân bay Tân Sơn Nhất, đường Phan Huy Ích, Nguyễn Văn Quá với diện tích gần 1.200ha bằng máy bơm “siêu khủng”.

Đại diện tập đoàn này cho biết, qua thời gian nghiên cứu, đường Phan Huy Ích có chiều dài ngập khoảng 1500m với lưu vực gần 850 ha (trong đó 446 ha thuộc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất). Điểm cao nhất trên tyến đường này là 6,8m và thấp nhất 1,68m so với mực nước biển.

“Hai tuyến đường này hoàn toàn có thể giải quyết ngập triệt để nấu được lắp máy bơm” đồng thời khẳng đinh “không hết ngập không lấy tiền”, ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cơ khí Quang Trung nói.

“Máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh thật ra quá bé nhỏ với khả năng của công ty. Nếu được TP đồng ý, chúng tôi sẽ lắp đặt máy bơm khủng hơn rất nhiều lần tại khu vực này, đường kính máy bơm dài khoảng 3 – 4m đảm bảo hút sạch nước thủy triểu, kể cả nước mưa đổ ra kênh Tham Lương chống ngập, giúp đỡ cho bà con” ông Cường chia sẻ.

Tuy nhiên, đề xuất này lại một lần nữa khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả của nó, khi mà đường Nguyễn Hữu Cảnh dù đã được trang bị siêu máy bơm chống ngập nhưng cứ hễ mưa là ngập.

Theo báo Người lao động, trả lời câu hỏi khi thực hiện chống ngập bằng máy bơm cho đường Nguyễn Hữu Cảnh còn chưa xong thì sao doanh nghiệp lại muốn tiếp tục thực hiện ở chỗ khác, ông Cường nhấn mạnh là muốn chứng minh cho lãnh đạo TP và các chuyên gia thấy công nghệ của công ty không chỉ chống ngập cho những khu vực gần sông như đường Nguyễn Hữu Cảnh mà có thể thực hiện ở những khu vực xa kênh rạch.

Còn Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến khằng định chưa bàn tới đề xuất trên của Tập đoàn công nghiệp Quang Trung. “Bởi hiện nay đang thực hiện máy bơm chống ngập tại đường Nguyễn Hữu Cảnh chưa xong nên sẽ không mở rộng các tuyến khác trên địa bàn TP”, ông Tuyến nhấn mạnh.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đang bị dừng thi công. 

Trong bối cảnh tình trạng ngập lụt tại TP. HCM ngày càng đáng báo động thì công trình kiểm soát triều có xét đến biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 dự án chống ngập 10.000 tỷ) tại TP. HCM lại đang phải ngừng thi công vì đói vốn.

Dự án chống ngập này do Tập đoàn Trung Nam làm chủ đầu tư, có số vốn đầu tư lên đến gần 10.000 tỉ đồng, được khởi công từ ngày 26/6/2016 và dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4/2018. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án mới chỉ hoàn thành 70%.

Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng có diện tích 570km², với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia lo chống ngập sai gây lãng phí ở TP. HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.