Thứ bảy, 27/04/2024 10:54 (GMT+7)

Hà Đông: Ai “bật đèn xanh” cho chợ tạm 365 hoạt động trái phép?

Trúc Mai -  Thứ sáu, 18/01/2019 11:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều năm qua, một khu chợ dân sinh tự phát mọc lên trong khuôn viên trung tâm giao thương 365 Hà Đông, phường Hà Cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng trật tự an ninh và ATGT, gây bức xúc.

Thời gian gần đây, Môi trường và đô thị điện tử Việt Nam nhận được nhiều phản ánh về tình trạng lấn chiếm lòng đường, họp chợ trái phép tại trung tâm giao thương 365 tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông để phục vụ vào việc kinh doanh làm mất cảnh quan đô thị, gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến an toàn giao thông  khi di chuyển qua khu vực này gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, đến nay hiện tượng trên vẫn chưa được giải quyết có dấu hiệu của việc coi thường pháp luật.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, PV đã có mặt tại trung tâm giao thương 365 Hà Đông để nghi nhận thực tế. Theo đó, những phản ánh trên là hoàn toàn có cơ sở.

Theo ghi nhận của PV tại trung tâm giao thương 365, khu chợ này hoạt động vào khoảng thời gian từ 21h đến rạng sáng ngày hôm sau, trong khi phía bên trong chợ chính, các gian hàng khá vắng vẻ, thì ngay lòng đường phía ngoài chợ người dân xếp hàng dài hai bên đường, lại trở nên tấp nập, sôi động cảnh mua - bán. Hàng chục tiểu thương ngang nhiên trải bạt bày bán, rau, hoa quả... Tất cả đều được bày bán tràn lan dưới lòng đường.

Các quầy hàng hóa được bày bán tràn lan dưới lòng đường.

Được biết, năm 2015, UBND quận Hà Đông đã có văn bản đề nghị khai thác tạm trên đất dự án. Theo đó, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản số 3461/UBND-KH&ĐT chấp thuận cho phép UBND quận Hà Đông tổ chức quản lý sử dụng khai thác tạm, toàn bộ diện tích đã giải phóng mặt bằng thuộc khu đất được quy hoạch xây dựng công viên, thể thao cây xanh quận Hà Đông trên nguyên tắc phải đảm bảo mục đích phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao; chỉ được phép xây dựng công trình tạm bằng các vật liệu tạm, khấu hao nhanh (sân bóng mini, sân tập golf, bãi đỗ xe tĩnh…); không được phép xây dựng công trình kiên cố, công trình cấp 4, 1 tầng, không khai thác dịch vụ kinh doanh… để khi Nhà nước có phương án tiếp tục triển khai dự án Công viên cây xanh, thể thao Hà Đông, các đơn vị sẽ nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho thành phố một cách thuận lợi.

Như vậy hình thành khu chợ đêm tự phát trong khuôn viên trung tâm giao thương 365 là hoạt động trái phép, không phù hợp với quy hoạch; đặc biệt là vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, mất an ninh trật tự, an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Xe cộ hàng hóa tấp nập tạo nên một khung cảnh hỗn độn.

Chợ trái phép này hoạt động nhưng không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải tràn lênh láng khắp tuyến đường, bốc mùi hôi thối, rác thải vứt bừa bãi ra khu vực xung quanh tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, đồng thời gây ồn ào, mất an ninh trật tự khu phố. Con đường dân sinh phục vụ cho việc đi lại của các phương tiện cũng bị chiếm dụng để bày bán hàng hóa, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Xe máy để tràn lan gây mất mỹ quan đô thị.

Đáng nói hơn, việc vi phạm đã xảy ra suốt một thời gian dài nhưng các cấp chính quyền vẫn chưa thể xử lý dứt điểm vụ việc gây bất bình trong nhân dân, nhất là các tiểu thương đang buôn bán trong khu chợ phường vừa được đầu tư xây dựng tiền tỷ đang đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Liên quan đến vấn đề trên, PV đã liên hệ đến ban quản lý trung tâm giao thương 365 để làm việc, ông Nguyễn Đức Thành – Trưởng ban quản lý chợ cho biết: “Đây là khu dự án công viên thể thao, cây xanh của quận Hà Đông, trong thời gian chờ triển khai dự án đã được chấp thuận xây dựng tạm. Các ki ốt xây dựng tại đây đều được làm bằng vật liệu nhẹ và dễ di chuyển. Khi nào dự án được triển khai chúng tôi cũng sẽ di dời toàn bộ”.

Khi PV yêu cầu ông cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc cấp phép khu chợ này thì ông nói: “Tôi không giữ bất kỳ giấy tờ liên quan nào cả, nếu cần thì PV có thể lên trung tâm phát triển quỹ đất và quận Hà Đông làm việc”.

Thiết nghĩ, để xây dựng đô thị văn minh, thân thiện, xanh-sạch-đẹp thì các cơ quan chức năng các địa phương cần phải tăng cường các biện pháp tuần tra, xử lý. Trước mắt cần tăng cường hơn nữa trong công tác tuyên truyền đến người dân, người bán hàng. Đồng thời cương quyết trong xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, yêu cầu các hộ kinh doanh và người dân ký cam kết không vi phạm hành lang giao thông, trả lại phần đường cho người đi bộ để bảo đảm mỹ quan đô thị, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Trước đó, vào ngày 20/3/2018, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ban hành Mệnh lệnh 02 về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự ATGT. Theo đó, đối với lĩnh vực trật tự đô thị, Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và sắp xếp, duy trì chống tái lấn chiếm, tập trung xử lý các vi phạm, như: chiếm dụng hè phố, lòng đường kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện trái phép; chợ cóc, chợ tạm, hàng quán, bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng gây mất ATGT, mỹ quan đô thị; dừng, đỗ phương tiện trái quy định trên hè phố, dưới lòng đường; lều quán, mái che, mái vảy, bục bệ, cầu dẫn không đúng quy định; các điểm trông giữ phương tiện trái phép…

Về lĩnh vực đảm bảo TTATGT, Mệnh lệnh số 02 chỉ rõ: Tăng cường tuần tra kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là những vi phạm là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, các hành vi cản trở giao thông, không chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Tập trung xử lý các lỗi, như: sai phần đường, vượt sai quy định; đi vào đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, người điều khiển giao thông, chống người thi hành công vụ; quá tốc độ; dừng, đỗ sai quy định; quá nồng độ cồn; không đội mũ bảo hiểm; chở hàng cồng kềnh, hàng quá tải, quá số người quy định, lạng lách, đánh võng; xe 3, 4 bánh tự chế; vi phạm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa…

Trước thực trạng trên, Môi trường và đô thị điện tử Việt Nam đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Công thương, UBND Quận Hà Đông, Chi cục thuế, quản lý thị trường, UBND phường Hà Cầu cần sớm vào cuộc  giải quyết nhanh chóng  vấn đề theo đúng quy định của pháp luật, tránh gây bức xúc trong dư luận.

Bạn đang đọc bài viết Hà Đông: Ai “bật đèn xanh” cho chợ tạm 365 hoạt động trái phép?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề