Thứ năm, 28/03/2024 23:17 (GMT+7)

Hoàn thành nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao trong năm 2018

MTĐT -  Chủ nhật, 01/07/2018 07:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, đến cuối năm 2018, Bộ GTVT phải hoàn thành đề án nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam để báo cáo Chính phủ.

Hiện nay Bộ GTVT đã làm việc với 20 địa phương có dự án đi qua để thống nhất về hướng tuyến, nhà ga để hoàn thành báo cáo giữa kỳ. Vào đầu tháng 7/2018, Bộ GTVT sẽ làm việc với Hà Nội và TPHCM - 2 địa phương quan trọng trong vấn đề thống nhất hướng tuyến, vị trí Depot, ga, kết nối giao thông.

Sau khi đã thống nhất với các địa phương, Bộ GTVT sẽ tổ chức các hội thảo để tiếp thu thêm ý kiến của các nhà khoa học, ngành, địa phương về các nội dung chính của dự án đường sắt tốc độ cao.

Theo lộ trình, đến cuối năm 2018, Bộ GTVT phải hoàn thành đề án nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam để báo cáo Chính phủ. Do vậy, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị tư vấn dự án cần tính đến phương án kết nối đường sắt này với đường bộ, hàng không, đường biển.

Quan điểm của lãnh đạo Bộ GTVT đối với dự án này là mỗi nhà ga không đơn thuần chỉ như ga đường sắt mà phải là trung tâm thương mại, đô thị của các địa phương.

Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu cố gắng đến năm 2019-2020 sẽ trình Chính phủ dự án đường sắt tốc độ cao đoạn Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang, để hoàn thành xây dựng năm 2030. Bởi sau thời điểm này, đường bộ cao tốc Bắc Nam cũng sẽ đạt tới ngưỡng quá tải.

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, định hướng nghiên cứu hoàn thiện tiền khả thi dự án là đến năm 2020 nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ưu tiên đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang.

Dự án đường sắt tốc độ cao phải hoàn thành đề án nghiên cứu trong năm 2018.

Giai đoạn 2020 - 2030, triển khai xây dựng thực tế đường sắt tốc độ cao, với hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ 350 km/h, nhưng giai đoạn I khai thác tốc độ chạy tàu 160 km/h đến dưới 200 km/h, giai đoạn 2 đạt 350 km/h.

Đến giai đoạn 2050 phấn đấu hoàn thành toàn bộ trục đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Cùng đó, báo cáo nêu một số kịch bản về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; các đề xuất liên quan định hướng nghiên cứu về phát triển công nghiệp đường sắt, phân kỳ đầu tư, tổng mức đầu tư...

Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, đây là dự án trọng điểm quốc gia, vì vậy nghiên cứu cần làm rõ, chứng minh được hiệu quả kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của đất nước mà dự án mang lại.

Trước đó, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển đường sắt. Từ năm 2020 đến 2030, ngành giao thông sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 160-200 km/h, đường đôi khổ 1,435 m và nâng cấp hạ tầng để có thể khai thác tàu cao tốc 350 km/h trong tương lai. Đến năm 2050, ngành sẽ hoàn thành đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 m trên toàn trục Bắc - Nam; sau 2050 sẽ khai thác tàu cao tốc 350 km/h.

Trong giai đoạn năm 2005-2010, có nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài nghiên cứu lập Dự án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Dự án được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 5/2010.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó Quốc hội yêu cầu cần nghiên cứu kỹ hơn để làm rõ tính hiệu quả, khả thi của dự án. Năm 2016, Bộ GTVT được Chính phủ giao hoàn thiện nghiên cứu dự án để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua.

Theo Dân trí

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thành nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao trong năm 2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.