Thứ ba, 19/03/2024 14:12 (GMT+7)

Vụ chung cư Tokyo Tower: PvcomBank có “siết nợ” đúng… đối tượng?

HUÊ MINH -  Thứ năm, 11/10/2018 17:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 21/12/2015 PvcomBank có hợp đồng tín dụng số 2650/2015/HĐBĐ-PVB HO với Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Vương với giá trị khoản vay/nghĩa vụ là 165.000.000.000 VND.

Hồi đầu tháng 10/2018, Ngân hàng Thương mại Cổ phần đại chúng Việt Nam (PvcomBank) đã ra thông báo sẽ "siết nợ" dự án Tokyo Tower (địa chỉ 55 đường 430, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) do Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Vương là doanh nghiệp phát triển dự án.

Về lý do thu giữ, theo PVcomBank, Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Vương đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký trước đó nên ngân hàng thực hiện xử lý thu giữ tài sản để đảm bảo xử lý thu hồi nợ.

Được biết, tính đến ngày 14/8/2018, tổng dư nợ mà Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Vương nợ ngân hàng này là gần 114 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc gần 92 tỷ  đồng, dư nợ lãi hơn 22 tỷ đồng.

Vậy đối tượng thế chấp ở đây là gì? PVcomBank đã nhận thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà hay nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai? Ảnh internt

Theo PVcomBank, việc thu giữ đã được tiến hành với sự chứng kiến của chính quyền, cơ quan công an và một số khách hàng mua nhà.

Với vai trò là ngân hàng tài trợ và bảo lãnh dự án, trong quá trình xử lý tài sản để thu hồi nợ, PVcomBank cho biết sẽ đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của người mua nhà.

Theo đó, sau khi thu hồi tài sản, PVcomBank cần sự hợp tác từ các cá nhân và tổ chức đã mua tài sản đến PVcomBank làm việc để ngân hàng tiếp nhận thông tin đối chiếu công nợ; ngân hàng sẽ xử lý để thu hồi nợ đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 21/12/2015 PvcomBank có hợp đồng tín dụng số 2650/2015/HĐBĐ-PVB HO với Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Vương với giá trị khoản vay/nghĩa vụ là 165.000.000.000 VND.

Tài sản đảm bảo là: “Tất cả các quyền tài sản thuộc sở hữu của Bên bảo đảm phát sinh từ 552 hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (theo danh sách nêu tại phụ lục 01 đính kèm hợp đồng thế chấp tài sản số 2650/2015/HĐBĐ-PVB HO ngày 21/12/2015) thuộc dự án tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor tại địa chỉ số 55 đường 430, phường Vạn Phúc được ký giữa Bên bảo đảm và chủ đầu tư là Công ty cổ phần Sông Đà 1.01, gồm cả các phụ lục, văn bản sửa đổi, bổ sung của 552 hợp đồng mua bán căn hộ chung cư này; Quyền nhận/hưởng các khoản tiền hoàn trả, tiền phạt, bồi thường thiệt hại theo hợp đồng mua bán nhà ở, quyền nhận bảo hiểm”.

Vậy, đối tượng thế chấp ở đây là gì? PVcomBank đã nhận thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà hay nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai? Chưa kể, ngày 17/02/2017,  PVcomBank tiếp tục có 3 hợp tín dụng khác bao gồm hợp đồng số LD1704853467; LD1704804319; LD1704880607. Được biết, cả 3 hợp đồng có duy nhất một tài sản đảm bảo!?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý!?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung này!

Bạn đang đọc bài viết Vụ chung cư Tokyo Tower: PvcomBank có “siết nợ” đúng… đối tượng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới